Thứ tư, 15/01/2025, 17:38
Câu hỏi:
Tôi được bố mẹ cho thừa kế đất, vậy tôi phải chuẩn bị những giấy tờ gì để nhận thừa kế đất. Có cần phải công chứng giấy tờ khai nhận thừa kế đất không? Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thế nào?
Trả lời:
 - Ý kiến tư vấn:
1. Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi nhận thừa kế đất?
Khai nhận di sản thừa kế được hiểu là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản do người chết để lại cho người được hưởng theo quy định pháp luật. Tại khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định:
“Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”
Như vậy, việc khai nhận di sản thừa kế là nhà đất xảy ra trong 02 trường hợp:
- Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật.
- Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó (không áp dụng đối với người thừa kế theo di chúc).
Theo đó, khi khai nhận thừa kế đất cần chuẩn bị các giấy tờ dưới đây:
- Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…
- Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu… của người khai nhận di sản thừa kế;
- Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất … Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…
- Hợp đồng ủy quyền (nếu có)…
2. Có cần phải công chứng giấy tờ khai nhận thừa kế đất không?
Khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014 đã quy định các đối tượng khai nhận di sản có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
Mặt khác, tại điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (trong đó gồm văn bản khai nhận di sản thừa kế đất) được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.
Do đó, trường hợp khai nhận di sản thừa kế đất, văn bản khai nhận di sản phải được thực hiện công chứng.
3. Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thế nào?
Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ
Bước 2: Công chứng Văn bản khai nhận di sản
Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra:
- Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung;
- Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản
Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi người để lại di sản thường trú và nơi có đất (nếu nơi có đất khác nơi thường trú của người này);
Sau 15 ngày niêm yết, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.
Bước 4: Ký Văn bản khai nhận di sản
Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ:
- Nếu đã có dự thảo Văn bản khai nhận: Công chứng viên kiểm tra các nội dung trong văn bản đảm bảo không có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội…
- Nếu chưa có dự thảo: Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả
Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận này.
Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính Văn bản khai nhận cho người thừa kế.
 
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Tỉnh ủy Lai Châu
laichau.gov.vn
hoiluatgiavn.org.vn
Bộ Pháp điển
dichvucong.laichau.gov.vn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 47
  • Hôm nay: 13,063
  • Tổng lượt truy cập: 14,102,577

1806/QĐ-UBND

Về việc giao nhiệm vụ cho Hội luật gia tỉnh năm 2025

Thời gian đăng: 26/12/2024

lượt xem: 51 | lượt tải:54

66/2024/QĐ-UBND

Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Thời gian đăng: 02/12/2024

lượt xem: 90 | lượt tải:37

149/2024/NĐ-CP

Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Thời gian đăng: 30/11/2024

lượt xem: 82 | lượt tải:41

148/024/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 16/9/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường

Thời gian đăng: 22/11/2024

lượt xem: 190 | lượt tải:46

40/CT-TTg

Về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thời gian đăng: 25/11/2024

lượt xem: 121 | lượt tải:45
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down