Thứ hai, 20/01/2025, 17:33

Hội Luật gia Việt Nam 60 năm phát triển và trưởng thành 4/4/1955 - 4/4/2015

Thứ ba - 10/03/2015 03:12 1.827 0

Hội Luật gia Việt Nam 60 năm phát triển và trưởng thành 4/4/1955 - 4/4/2015

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, với bao khó khăn đã vượt qua cùng với những thành tựu đáng tự hào đã đạt được bằng chính sự nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi vì mục tiêu, tôn chỉ đã định. Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục vững bước với kim chi nam “đoàn kết, dân chủ , sáng tạo, phát triển” trong niềm tin của Đảng, Nhà nước và ý chí quyết tâm của toàn thể các cấp Hội.
1.Qúa trình thành lập Hội:
 
Qúa trình thành, ra đời của Hội luôn gắn liền với những sự kiện quan trọng của đất nước. Cách mạng tháng 8 năm 1945 đông đảo các luật gia hăng hái cùng nhân dân cả nước tiến lên dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sau khi cách mạng tháng 8 thành công đòi hỏi phải xây dựng một đội ngũ Luật gia nhằm phục vụ cách mạng, phục vụ đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
Theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh các hoạt động chính trị được phân công nhiệm vụ xây dựng chính quyền mới, một số luật gia, sinh viên các Trường Đại học Luật Đông Dương và một số luật gia được đào tạo tại các Trường Đại học Pháp cũng tích cực tham gia vào các hoạt động này.
Vào đầu những năm 1945 – 1946, đội ngũ luật gia Việt Nam phục vụ cách mạng, phục vụ đất nước góp phần xây dựng bộ máy chính quyền mới từ Trung ương đến cơ sở và một trong số những luật gia tiêu biểu được Đảng và Bác Hồ giao trọng trách trong Chính phủ như luật sư: Phan Anh, Vũ Trọng Khang, Nguyễn Văn Hưởng, Trần Công Tưởng….
Trong điều kiện hoàn cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã động viên, khuyến khích tập hợp đội ngũ Luật gia thành một tổ chức Hội Luật gia để cùng góp sức, góp tài phục vụ cách mạng. Năm 1955, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội nghị thành lập Hội Luạt gia Việt Nam đã được tổ chức thành công với và đã tập hợp được khoảng 40 luật gia ở các nghành khác nhau tham gia Hội do đồng chí Phan Anh làm chủ tịch Hội.
 
2. Qúa trình xây dựng và phát triển hội viên
 
Từ ngày thành lập đến nay, Hội đã trải qua 12 kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc. Tại mỗi kỳ Đại hội, Điều lệ Hội đều được sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp với điều kiện, môi trường hoạt động. Điều đó thể hiện quan điểm tiến bộ và tầm nhìn hợp với thời cuộc của Ban lãnh đạo Hội trong các thời kỳ. Tuy mỗi giai đoạn hoạt động, phương thức tổ chức của Hội có khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu tôn chỉ của Hội đề ra. Qúa trình xây dựng và phát triển của Hội Luật gia Việt Nam được chia làm hai giai đoạn:
2.1 Giai đoạn 1955 – 1980
 
Trong những năm mới thành lập các hoạt động của Hội chủ yếu là đấu tranh trên vũ đài chính trị - pháp lý quốc tế, do vậy các hoạt động chỉ tập trung ở Trung ương Hội do bộ máy Trung ương Hội đảm nhiệm.

Tại Đại hội lần thứ nhất, Luật sư Phan Anh được bầu làm Chủ tịch Hội. Điều lệ Hội được Đại Hội thông qua và sau đó được chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Nhà nước phê duyệt. Trên cơ sở đó đã thiết lập được cơ sở công tác tổ chức và hoạt động của Hội.

Tại Đại hội lần thứ hai năm (1957), Điều lệ Hội được bổ sung quy định: “Tùy điều kiện và yêu cầu, có thể thành lập Chi nhánh Hội ở địa phương”.

Tại các kỳ Đại hội II, III, IV Luật sư Phan Anh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội.

Tại Đại hội V năm 1974, Điều lệ Hội được bổ sung quy định “Tùy theo yêu cầu và điều kiện có thể thành lập Chi hội hoặc Tổ hội viên ở địa phương và ở các nghành”, để tạo điều kiện cho công tác Hội được mở rộng tại các nghành “Tổ chức Hội gồm có Đại hội, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thư ký, các Ban chuyên trách, các Chi hội và Tổ hội viên”.

Đại hội V và Đại hội VI, Luật sư Phan Anh tiếp tục được giữ cương vị Chủ tịch Hội.

Trong giai đoạn 1955 – 1974 do chưa mở rộng tổ chức, phát triển hội viên, nên đến năm 1977 tổ chức Hội mới phát triển ra một số ít địa phương như: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng.

Năm 1955 số hội viên là 270 người; năm 1960 số hội viên tăng lên 333 người (gồm có 216 hội viên công tác tại cơ quan, tổ chức Trung ương và Hà Nội, 117 hội viên công tác tại một số địa phương miền Bắc); Năm 1962 số hội viên là 400 người (công tác tại 95 cơ quan, tổ chức Trung ương và địa phương miền Bắc), Đại hội năm 1974 thu hút 300 hội viên tham dự, đó là một bước ngoặt quan trọng về phát triển tổ chức và kết nạp hội viên.

2.2 Giai đoạn 1980 – đến nay:

Trong giai đoạn này, Hội đã chuyển hướng hoạt động, đẩy mạnh phát triển các hoạt động trong nước, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, có chất lượng, hiệu quả.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1980), tổ chức Hội trong giai đoạn này bao gồm:

Ở cấp Trung ương: Trung ương Hội;

Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tỉnh hội, Thành Hội;

Ở Huyện và cấp tương đương, ở các cơ quan Trung ương: Tổ hội viên.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1993), Điều lệ Hội được sửa đổi. Hội đã hoàn thiện hệ thống tổ chức theo hướng phát triển mạnh mẽ, tổ chức ra cả nước theo mô hình 4 cấp:

Trung ương Hội;

Tỉnh hội, Quận hội các cấp hội tương đương (gọi chung là Huyện hội);

Tổ chức Hội ở cơ sở gồm Chi hội cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương Hội, Trược thuộc tỉnh hội và Chi hội phường, xã, thị trấn (gọi tắt là Chi hội).

Đến năm 1993, Điều lệ Hội được sửa đổi nhằm hoàn thiện hơn.Cơ quan lãnh đạo của Trung ương Hội gồm:

-         Đại hội đại biểu toàn quốc (cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội);

-         Ban Chấp hành Trung ương Hội;

-         Ban Chấp Thường vụ Trung ương Hội.

Đại hội lần thứ VIII (1993) luật gia Phùng Văn Tửu, nguyên thứ trưởng Bộ tư pháp – phó chủ tịch Quốc hội được bầu làm Chủ tịch Hội.

Tại Đại hội lần thứ IX (1998), luật gia Phạm Hưng nguyên Chánh án Toà án nhân dan tối cao làm Chủ tịch Hội.

Đại hội lần thứ X (2004), Đại hội đã tiến hành sửa đổi căn bản Điều lệ Hội tạo điều kiện cho công tác phát triển, kiện toàn các tổ chức Hội. Theo đó, bộ máy tổ chức Hội Luật gia Việt Nam bao gồm:
-         Trung ương Hội;
-         Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trunh ương (gọi là Hội Luật gia cấp tỉnh);
-         Quận hội, Huyện hội, Thành hội, Thị hội (gọi là Hội Luật gia cấp huyện); trực thuôch Hội Luật gia cấp tỉnh;
-         Chi Hội Luật gia cơ sở.
Đại hội lần thứ X, luật gia Phạm Quốc Anh nguyên quyền trưởng Ban nội chính Trung ương nguyên chợ lý Chủ tịch nước, được bầu làm Chủ tịch Hội.  Sau Đại hội X, Hội Luật gia các cấp không ngừng tăng lên: năm 2005 Hội Luậ gia cấp tỉnh là 62 Chi Hội Luật gia trực thuộc Trung ương hội; năm 2012 là 1012 Hội Luật gia cấp huyện; 1936 Hội Luật gia cấp xã; 53 Chi Hội trực thuộc Trung ương Hội. Từ 800 tổng số hội viên năm 1980, đến năm 1993 là 5.200 hội viên; năm 1998 là 13. 000 hội viên; năm 2005 là 30. 500 hội viên; năm 2009 là 44.000 hội viên và đến nay là 46.000 hội viên.

 Đại hội XI, được tổ chức tại Hà Nội tháng 12 năm 2009 và luật gia Phạm Quốc Anh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 009 – 2014.
 
Ngày 19-20/9/2014, tại Hà Nội, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XII (nhiệm kỳ 2014-2019) được tổ chức trọng thể và thành công tốt đẹp. Đại hội lần này có mặt của 357 đại biểu đại diện cho 46.000 hội viên trên cả nước với phương châm: "Phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới”. Đến dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XII (nhiệm kỳ 2014-2019) có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh; Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hà Thị Liên... cùng nhiều lãnh đạo ban ngành trung ương, các tỉnh, thành phố. Về phía Hội Luật gia Việt Nam có Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh; Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Hiện cùng các lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam, các Luật gia lão thành nguyên là lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam qua các thời kỳ, lãnh đạo các Hội Luật gia các tỉnh, thành phố, các chi hội, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội và 357 Đại biểu đại diện cho 46.000 hội viên Hội Luật gia Việt Nam.
 
Tại Đại hội, các Đại biểu tham dự đã bỏ phiếu bầu ra Ban chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam gồm 111 đồng chí. Ban Chấp hành họp phiên thứ nhất bầu Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội Luật gia Việt Nam. Theo đó, Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam nhiệm kỳ 2014-2019 gồm 24 vị. Trong đó, ông Nguyễn Văn Quyền được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam và 6 ông, bà được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam bao gồm các ông: Phan Chí Hiếu; Nguyễn Doãn Khánh, Trần Công Phàn; Nguyễn Sơn; Lê Minh Tâm; bà Lê Thị Kim Thanh, trong đó, ông Lê Minh Tâm được bầu làm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII cũng đã thông qua Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2014-2019). Tại Đại hội, các đại biểu đã thống nhất ghi nhận ông Phạm Quốc Anh làm Chủ tịch danh dự Hội Luật gia Việt Nam.
 
Với những thành tích đã đạt được, năm 2004 Hội Luật gia Việt Nam đã vinh dự được đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh do Đảng và Nhà nước trao tặng./.

Tác giả: Cảnh Phương

Nguồn tin: Hội Luật gia tỉnh Lai Châu

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

1806/QĐ-UBND

Về việc giao nhiệm vụ cho Hội luật gia tỉnh năm 2025

Thời gian đăng: 26/12/2024

lượt xem: 65 | lượt tải:63

66/2024/QĐ-UBND

Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Thời gian đăng: 02/12/2024

lượt xem: 100 | lượt tải:38

149/2024/NĐ-CP

Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Thời gian đăng: 30/11/2024

lượt xem: 93 | lượt tải:43

148/024/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 16/9/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường

Thời gian đăng: 22/11/2024

lượt xem: 208 | lượt tải:48

40/CT-TTg

Về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thời gian đăng: 24/11/2024

lượt xem: 134 | lượt tải:48
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Tỉnh ủy Lai Châu
laichau.gov.vn
hoiluatgiavn.org.vn
Bộ Pháp điển
dichvucong.laichau.gov.vn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 81
  • Hôm nay: 13,091
  • Tổng lượt truy cập: 14,169,214
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down