Thứ bảy, 21/12/2024, 18:49

Tuyên truyền kỷ niệm 63 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam (04/4/1955-04/04/2018) và 09 năm ngày thành lập Hội Luật gia tỉnh Lai Châu (23/3/2009 – 23/3/2018)

Thứ sáu - 23/03/2018 08:14 2.212 0

Tuyên truyền kỷ niệm 63 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam (04/4/1955-04/04/2018) và 09 năm ngày thành lập Hội Luật gia tỉnh Lai Châu (23/3/2009 – 23/3/2018)

Nhân kỷ niệm 63 năm Ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam (04/04/1955 – 04/04/2018) và 9 năm ngày thành lập Hội Luật gia tỉnh Lai Châu (23/3/2009 – 23/3/2018) diễn ra vào lúc toàn Đảng, toàn dân cả nước và trong tỉnh tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bộ tỉnh; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. Hội Luật gia các cấp cũng đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Luật gia các cấp theo nhiệm kỳ. Với ý nghĩa to lớn đó, việc tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam và Hội Luật gia tỉnh cần hướng tới những nội dung dưới đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Ôn lại truyền thống cách mạng, cổ vũ, động viên, tạo không khí phấn khởi, thi đua trong toàn thể Hội viên Luật gia cả nước, phát huy truyền thống vẻ vang của Hội Luật gia Việt Nam, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị; đạo đức nghề nghiệp để xứng đáng là chiến sĩ xung kích trên mọi mặt trận chính trị - xã hội.
 
2. Phấn đấu nâng cao chất lượng vai trò của Luật gia, góp sức động viên tinh thần thi đua lao động sản xuất, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Tạo không khí thi đua ở các cấp Hội Luật gia gắn với “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
 
3. Phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, dân chủ, sáng tạo, phát triển để phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Hội Luật gia và nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị, địa phương.
 
4. Các hoạt động kỷ niệm cần được gắn với các hoạt động của Hội Luật gia các cấp cho phù hợp với hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương.
 
II. NỘI DUNG:

1. Tuyên truyền, giới thiệu, tầm quan trọng và ý nghĩa của Hội Luật gia Việt Nam nói chung và Hội luật gia các cấp tỉnh Lai châu nói riêng.
 
2. Tuyên truyền, giới thiệu về truyền thống cách mạng của Hội Luật gia Việt Nam trải qua suốt 63 năm qua và kết quả hoạt động của Hội Luật gia tỉnh 9 năm qua. Đặc biệt là vai trò của Hội Luật gia Việt Nam và vai trò của Hội Luật gia các cấp trong tỉnh  đã góp phần phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước trong thời gian qua.
 
3. Tiếp tục tuyên truyền “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
 
4. Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp hội nhằm thu hút sự tham ra đông đảo, nhiệt tình của các hội viên để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp Hội.
 
A. HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM (04/04/1955 – 04/04/2018)

Trải qua 63 năm xây dựng và phát triển, với bao khó khăn đã vượt qua cùng với những thành tựu đáng tự hào đã đạt được bằng chính sự nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi vì mục tiêu, tôn chỉ đã định. Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục vững bước với kim chi nam “đoàn kết, dân chủ , sáng tạo, phát triển” trong niềm tin của Đảng, Nhà nước và ý chí quyết tâm của toàn thể các cấp Hội.
 
* NHỮNG MỐC SON LỊCH SỬ

a. Qúa trình thành lập Hội:

Qúa trình thành, ra đời của Hội luôn gắn liền với những sự kiện quan trọng của đất nước. Cách mạng tháng 8 năm 1945 đông đảo các luật gia hăng hái cùng nhân dân cả nước tiến lên dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sau khi cách mạng tháng 8 thành công đòi hỏi phải xây dựng một đội ngũ Luật gia nhằm phục vụ cách mạng, phục vụ đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh các hoạt động chính trị được phân công nhiệm vụ xây dựng chính quyền mới, một số luật gia, sinh viên các Trường Đại học Luật Đông Dương và một số luật gia được đào tạo tại các Trường Đại học Pháp cũng tích cực tham gia vào các hoạt động này.

Vào đầu những năm 1945 – 1946, đội ngũ luật gia Việt Nam phục vụ cách mạng, phục vụ đất nước góp phần xây dựng bộ máy chính quyền mới từ Trung ương đến cơ sở và một trong số những luật gia tiêu biểu được Đảng và Bác Hồ giao trọng trách trong Chính phủ như luật sư: Phan Anh, Vũ Trọng Khang, Nguyễn Văn Hưởng, Trần Công Tưởng….

Trong điều kiện hoàn cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã động viên, khuyến khích tập hợp đội ngũ Luật gia thành một tổ chức Hội Luật gia để cùng góp sức, góp tài phục vụ cách mạng. Năm 1955, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội nghị thành lập Hội Luạt gia Việt Nam đã được tổ chức thành công với và đã tập hợp được khoảng 40 luật gia ở các nghành khác nhau tham gia Hội do đồng chí Phan Anh làm chủ tịch Hội.
 
b. Qúa trình xây dựng tổ chức hội và phát triển hội viên

Từ ngày thành lập đến nay, Hội đã trải qua 12 kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc. Tại mỗi kỳ Đại hội, Điều lệ Hội đều được sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp với điều kiện, môi trường hoạt động. Điều đó thể hiện quan điểm tiến bộ và tầm nhìn hợp với thời cuộc của Ban lãnh đạo Hội trong các thời kỳ. Tuy mỗi giai đoạn hoạt động, phương thức tổ chức của Hội có khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu tôn chỉ của Hội đề ra. Qúa trình xây dựng và phát triển của Hội Luật gia Việt Nam được chia làm hai giai đoạn:

b.1 Giai đoạn 1955 – 1980

  Trong những năm mới thành lập các hoạt động của Hội chủ yếu là đấu tranh trên vũ đài chính trị - pháp lý quốc tế, do vậy các hoạt động chỉ tập trung ở Trung ương Hội do bộ máy Trung ương Hội đảm nhiệm.

Tại Đại hội lần thứ nhất, Luật sư Phan Anh được bầu làm Chủ tịch Hội. Điều lệ Hội được Đại Hội thông qua và sau đó được chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Nhà nước phê duyệt. Trên cơ sở đó đã thiết lập được cơ sở công tác tổ chức và hoạt động của Hội.

Tại Đại hội lần thứ hai năm (1957), Điều lệ Hội được bổ sung quy định: “Tùy điều kiện và yêu cầu, có thể thành lập Chi nhánh Hội ở địa phương”.

Tại các kỳ Đại hội II, III, IV Luật sư Phan Anh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội.

Tại Đại hội V năm 1974, Điều lệ Hội được bổ sung quy định “Tùy theo yêu cầu và điều kiện có thể thành lập Chi hội hoặc Tổ hội viên ở địa phương và ở các nghành”, để tạo điều kiện cho công tác Hội được mở rộng tại các nghành “Tổ chức Hội gồm có Đại hội, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thư ký, các Ban chuyên trách, các Chi hội và Tổ hội viên”.

Đại hội V và Đại hội VI, Luật sư Phan Anh tiếp tục được giữ cương vị Chủ tịch Hội.

     Trong giai đoạn 1955 – 1974 do chưa mở rộng tổ chức, phát triển hội viên, nên đến năm 1977 tổ chức Hội mới phát triển ra một số ít địa phương như: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng.

Năm 1955 số hội viên là 270 người; năm 1960 số hội viên tăng lên 333 người (gồm có 216 hội viên công tác tại cơ quan, tổ chức Trung ương và Hà Nội, 117 hội viên công tác tại một số địa phương miền Bắc); Năm 1962 số hội viên là 400 người (công tác tại 95 cơ quan, tổ chức Trung ương và địa phương miền Bắc), Đại hội năm 1974 thu hút 300 hội viên tham dự, đó là một bước ngoặt quan trọng về phát triển tổ chức và kết nạp hội viên.

b.2 Giai đoạn 1980 – 2004 :

  Trong giai đoạn này, Hội chuyển hướng hoạt động, đẩy mạnh phát triển các hoạt động trong nước, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng thiết thực; có chất lượng; hiệu quả; vận dụng các hình thức dân vận.
(1)   Giai đoạn 1980 – 1993
Trên cơ sở Điều lệ Hội được sửa đổi, bổ sung tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1980), tổ chức Hội trong giai đoạn này bao gồm:
+ Ở cấp Trung ương: Trung ương Hội;
+ Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tỉnh hội, Thành Hội; 
+ Ở Huyện và cấp tương đương, ở các cơ quan Trung ương: Tổ hội viên.
Trong giai đoạn này Luật sư Phan Anh vẫn tiếp tục được tín nhiệm đảm nhận cương vị lãnh đạo cao nhất của Hội.
(2) Giai đoạn 1993 – 2004:
 Trên cơ sở Điều lệ Hội được sửa đổi, bổ sung tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1993), Hội hoàn thiện hệ thống tổ chức theo hướng phát triển mạnh mẽ, tổ chức ra cả nước theo mô hình 4 cấp:
+ Trung ương Hội;
+ Tỉnh hội, Thành Hội (gọi chung là Tỉnh hội);
+ Huyện hội, Quận hội, các cấp hội tương đương (gọi chung là Huyện hội);
+ Tổ chức Hội ở cơ sở gồm: Chi hội cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương Hội, trực thuộc Tỉnh hội và Chi hội phường, xã, thị trấn (gọi tắt là Chi hội).
Điều lệ sửa đổi năm 1993 cũng hoàn thiện một bước các cơ quan lãnh đạo của Trung ương Hội, gồm:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc (cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội);
+ Ban Chấp hành Trung ương Hội;
+ Ban Thường vụ Trung ương Hội.
Tại Đại hội VIII (1993) luật gia Phùng Văn Tửu, Nguyên Thứ trưởng Bộ tư pháp, phó chủ tịch Quốc hội được bầu làm Chủ tịch Hội.
Đại hội IX (1998) đã bầu luật gia Phạm Hưng, Nguyên Chánh án Toà án  nhân dân tối cao làm Chủ tịch Hội.
Trong nhiệm kỳ khóa IX (1998-2004), đội ngũ hội viên không ngừng được mở rộng, đưa tổng số hội viên từ 13.000 người đầu nhiệm kỳ khóa IX tăng lên 28.400 Hội viên cuối nhiệm kỳ. Qua việc khảo sát đội ngũ hội viên tại 50 tỉnh, thành Hội, 28 Chi hội trực thuộc Trung ương Hội, 80% hội viên là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam và là cán bộ đương chức, 80% Hội viên có trình độ đại học và trên đại học, đáp ứng các tiêu chuẩn chính trị và có trình độ chuyên môn khá cao. Đây là một thế mạnh của Hội.
 Đến đầu năm 2004, tổ chức Hội đã mở rộng ra cả nước ở 3 cấp hội. Trong nhiệm kỳ này, đã thành lập thêm được 10 Hội Luật gia cấp tỉnh, đưa tổ chức của Hội ở địa phương từ 48 lên 58 tỉnh, thành Hội. Ở Trung ương Hội đã thành lập được 44 Chi hội trực thuộc tại các cơ quan, tổ chức ở Trung ương.
b.3. Giai đoạn 2004 -2014:
Đại hội X năm 2004 được tổ chức trong không khí phấn khởi chào mừng 50 năm ngày thành lập Hội, trong niềm vinh dự đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Đại hội đã tiến hành sửa đổi một số điều của Điều lệ Hội tạo điều kiện cho công tác phát triển, kiện toàn các tổ chức Hội. Theo đó, mô hình tổ chức của Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục được củng cố và mở rộng, bao gồm:
+ Trung ương Hội;
+ Tỉnh, Thành hội trực thuộc Trung ương Hội (gọi chung là Hội Luật gia cấp tỉnh);
+ Quận hội, Huyện hội, Thành hội, Thị hội (gọi chung là Hội Luật gia cấp huyện) trực thuộc Hội Luật gia cấp tỉnh;
+ Chi Hội Luật gia cơ sở.
 Tại Đại hội X, luật gia Phạm Quốc Anh, Nguyên quyền trưởng Ban nội chính Trung ương, Nguyên trợ lý Chủ tịch nước được bầu làm Chủ tịch Hội.
Từ sau Đại hội X, tại nhiều địa phương, tổ chức Hội đã phát triển đến các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Hải Dương, Tỉnh Quảng Ninh … và một số cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện. Đầu năm 2005 Hội đã thiết lập được: 62 Hội Luật gia cấp tỉnh; 44 Chi Hội Luật gia trực thuộc Trung ương Hội.
Về số lượng hội viên, từ 800 hội viên năm 1980 đã tăng lên 5.200 vào năm 1993, 13.000 vào năm 1998, và đầu năm 2005 là 30.500 hội viên. Đến Đại hội XI (2009) số lượng hội viên là 44.000 người, trong đó 80% có trình độ Đại học và trên Đại học, nhiều Hội viên là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây chính là tiềm lực trí tuệ dồi dào của Hội Luật gia Việt Nam.
Tại Đại hội XI, với sự tín nhiệm cao của hội viên và các cấp Hội, luật gia Phạm Quốc Anh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2009 - 2014.
Hệ thống tổ chức của hội tiếp tục được củng cố và phát triển,tổ chức hội đã có ở 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b.4.  Giai đoạn từ sau Đại hội XII đến nay:
Đại hội XII Hội Luật gia Việt Nam diễn ra trong hai ngày 19 và 20/9/2014 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội, trong không khí phấn khởi thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam (4/4/1955 – 4/4/2015) của tất cả các cấp hội và hội viên trong cả nước. Đại hội đã tập trung trí tuệ, phân tích và làm rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém trong nhiệm kỳ khóa XI, trên cơ sở đó xác định phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp lớn cho công tác tổ chức và hoạt động của Hội trong giai đoạn mới.
Từ sau Đại hội đến nay, công tác tổ chức Hội và phát triển Hội viên đã có những bước tiến rõ rệt. Về tổ chức Hội: có 63 Hội Luật gia tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 52 chi hội ở các bộ, ngành trực thuộc Trung ương hội. Trung ương Hội đã thành lập 04 Ban chuyên môn (Ban Tổ chức – cán bộ; Ban nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật; Ban tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý; Ban đối ngoại và hợp tác quốc tế), Văn phòng, 11 Trung tâm tư vấn pháp luật, 05 cơ quan báo chí và xuất bản (Báo Đời sống và Pháp luật, Báo điện tử Người đưa tin, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, Tạp chí Pháp lý, Nhà xuất bản Hồng Đức), 03 Viện nghiên cứu (Viện nghiên cứu khoa học pháp lý và kinh doanh quốc tế, Viện pháp luật và kinh tế Asean, Viện pháp luật kinh doanh và đầu tư Châu Âu). Ở địa phương đến nay ngoài 63/63 hội luật gia cấp tỉnh, đã có 526/694 hội cấp huyện, 693 chi hội trực thuộc hội luật gia tỉnh, hơn 800 chi hội cơ sở cấp xã. Trong đó 14 hội cấp tỉnh, thành phố đã phát triển tổ chức đến tất cả các quận, huyện. Trong số Hội Luật gia địa phương có 60 hội cấp tỉnh, 166 hội cấp huyện được công nhận là hội đặc thù. Về hội viên, hiện nay có hơn 63.000 hội viên trong đó, số lượng hội viên đã được cấp, đổi thẻ tính đến ngày 27/12/2017 là hơn 53.000 hội viên.
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ 2014-2019 gồm 111 ủy viên, trong đó đồng chí Nguyễn Văn Quyền – Đại biểu Quốc hội Khóa XIV, nguyên Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội (khóa XI) được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam (khóa XII).
 
B. HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LUẬT GIA TỈNH LAI CHÂU (23/3/2009 – 23/3/2018)
  1. Qúa trình thành lập:
Hội Luật gia tỉnh Lai Châu được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-UBND ngày 23/03/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu. Đồng chí Nguyễn Quang Tản được chỉ định làm Chủ tịch lâm thời Hội Luật gia tỉnh Lai Châu. Ngày 29-30/7/2009, Hội Luật gia tỉnh Lai Châu  đã tiến hành Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2009 – 2014, Đại hội có 120 đại biểu đến dự, trong đó có 67  đại biểu luật gia.
 Đồng chí Nguyễn Cảnh Phương được bầu làm Chủ tịch; đồng chí Trần Danh Minh và đồng chí Nông Văn Thành được bầu làm phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2009 – 2014.
 
  1. Qúa trình phát triển:
b.1. Giai đoạn 2009-2014:
Đại hội đã đề ra các phương hướng hoạt động như sau: Tập trung kiện toàn bộ máy, tổ chức Hội vững mạnh, tiếp tục phát triển kết nạp hội viên và tổ chức Hội;Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng  về tư tưởng chính trị, pháp luật cho Hội viên;  Tham gia tích cực vào cải cách tư pháp, cải cách hành chính của địa phương; Từng bước tham gia vào các hoạt động đối ngoại khi có điều kiện và yêu cầu…
Tại Đại hội lần này Đồng chí Nguyễn Cảnh Phương được bầu làm Chủ tịch Hội.
 
b.2. Giai đoạn 2014 – 2018:
 Năm 2014 Hội Luật gia tỉnh Lai Châu đã long trọng tổ chức Đại hội Hội Luật gia tỉnh lần thứ II nhiệm kỳ 2014 – 2019. Đại hội đã đề ra các phương hướng chung như sau: Tiếp tục phát huy vai trò Hội Luật gia các cấp trong tỉnh nhằm đoàn kết tập hợp rộng rãi các luật gia đã và đang làm công tác pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân … Góp phần vào việc tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; Bám sát điều lệ, tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của ngành và nhiệm vụ chính trị của địa phương
Tại Đại hội lần thứ II Đồng chí Nguyễn Cảnh Phương tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2014 -2019.
 
  1. Các thành tựu đã đạt được
Hội Luật gia tỉnh Lai Châu sau 9 năm hoạt động đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực công tác Hội Luật gia. Tổ chức hội và hội viên luật gia tăng cả về số lượng và chất lượng: Tổng số hội viên từ ngày mới thành lập là 67 hội viên, đến nay đã tăng lên là 2.910 hội viên; Hiện nay số Chi hội Luật gia trực thuộc Hội Luật gia tỉnh là 15 Chi hội; 8/8 huyện, thị xã đã thành lập Hội Luật gia; số Chi hội Luật gia ở các ban, ngành, đoàn thể trực thuộc Hội Luật gia các huyện, thành phố là 48 Chi hội; số Chi hội luật gia xã, phường, thị trấn là 63 Chi hội; Tiếp tục duy trì hoạt động 02 Trung tâm Tư vấn pháp luật và Trợ giúp pháp lý của Hội Luật gia tỉnh; duy trì 18 Trung tâm pháp luật cộng đồng thuộc xã, phường, thị trấn.   
Các hoạt động tham gia xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; tham gia cải cách hành chính, cải cách tư pháp; tham gia hỗ trợ hòa giải cơ sở; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; tham gia phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm; tham gia giám sát, phản biện; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội với những kết quả tương đối toàn diện và có hiệu quả thiết thực.
                                 
            

Tác giả: Nguyễn Cảnh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

66/2024/QĐ-UBND

Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Thời gian đăng: 02/12/2024

lượt xem: 55 | lượt tải:28

149/2024/NĐ-CP

Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Thời gian đăng: 30/11/2024

lượt xem: 53 | lượt tải:32

148/024/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 16/9/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường

Thời gian đăng: 22/11/2024

lượt xem: 138 | lượt tải:39

40/CT-TTg

Về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thời gian đăng: 25/11/2024

lượt xem: 79 | lượt tải:34

1324-QĐ/TU

Sửa đổi một số Điều, Phụ lục 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của hội quần chúng cấp tỉnh được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ban hành kèm theo Quyết định 1010-QĐ/TU, ngày 28/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Thời gian đăng: 22/11/2024

lượt xem: 109 | lượt tải:42
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Tỉnh ủy Lai Châu
laichau.gov.vn
hoiluatgiavn.org.vn
Bộ Pháp điển
dichvucong.laichau.gov.vn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 44
  • Hôm nay: 6,943
  • Tổng lượt truy cập: 13,874,898
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down