Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-HLGVN ngày 08/01/2015 của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam về ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 27/01/2015 của UBND tỉnh Lai Châu về ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh Lai Châu và Kế hoạch số 03/KH-HLG ngày12/02/2015 của Ban Thường vụ Hội Luật gia tỉnh về lấy ý kiến vào dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi).
Ngày 09/3/2013 Hội Luật gia tỉnh đã tổ chức Hội Nghị lấy ý kiến của các đồng chí Ban Chấp hành Hội Luật gia tỉnh; các đồng chí đại diện lãnh đạo các Chi hội luật gia trực thuộc tỉnh; các luật gia có kinh nghiệm lâu năm của chi hội Luật gia Viện Kiểm Sát nhân dân, Toà án nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh chuyên về phụ trách án dân sự; các đồng chí Chuyên viên Văn phòng Hội Luật gia tỉnh. Tới dự còn có các đồng chí Phóng viên Báo Lai Châu, Đài phát thanh - truyền hình, cổng thông tin điện tử tỉnh.
Tại Hội Nghị đã có nhiều ý kiến tham gia vào các nội dung trọng tâm và các điều luật quan trọng của Dự thảo Bộ Luật Dân sự sửa đổi như: Xác định trách nhiệm của Toà án không được từ chối giải quyết các tranh chấp dân sự xong quá trình giải quyết phải đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên đương sự và không trái đạo đức xã hội; Về quyền nhân thân cần được pháp luật bảo vệ và cụ thể hoá trong Bộ Luật Dân sự mới; Về chủ thể của quan hệ pháp luật dân dự cũng cần được quy định cụ thể chi tiết có như vậy khi giải quyết các tranh chấp dân sự mớiứac định được quyền và nghĩ vụ của các bên đương sự; Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức nếu đã cho thời hạn thực hiện các quy định về hình thức nhưng quá hạn không thực hiện thì giao dịch đó bị vô hiệu; Pháp luật dân sự cũng cần bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự bị vô hiệu; Pháp luật dân sự cũng cần quy định các hình thức sở hữu mà Hiếp pháp 2013 đã quy định; Thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền cần được quy định rõ trong Bộ Luật dân sự vì đây là căn cứ xác định quyền về tài sản khi xảy ra các giao dịch dân sự hoặc xảy ra tranh chấp dân sự; Về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi phải dựa trên nguyên tắc tự do ý chí, tự do định đoạt của các quan hệ hợp đồng trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự; Về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản cần có quy định cụ thể tránh việc lợi dụng cho vay nặng lãi; Về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là cần thiết trong giải quyết các tranh chấp dân sự. Tuy nhiên pháp luật dân sự cũng cần có quy định cụ thể thời hạn hợp lý và cách thức thụ lý giải quyết các vụ việc quá thời hiệu nhưng gây bức xúc trong xã hội.
Ngoài các vấn đề trọng tâm nêu trên các ý kiến cũng tham gia vào một số điều luật cụ thể như: Quyền lấy lại tài sản; Thời điểm mở thừa kế; Người được thừa kế; Việc công chứng, chứng thực di chúc miệng …
Ban Thường vụ Hội Luật gia tỉnh đã tiếp thu các ý kiến tham gia của các đại biểu để tổng hợp báo cáo tỉnh và Hội Luật gia theo kế hoạch ./.