Sau khi ra trại tôi muốn đến sinh sống tại nơi khác có người thân, họ hàng, người quen.
Sau khi ra trại tôi muốn đến sinh sống tại nơi khác có người thân, họ hàng, người quen. Tôi có được đăng ký thường trú vào cùng địa chỉ của họ không? Tôi có phải làm thủ tục cắt hộ khẩu/nhập hộ khẩu như trước không?
Trả lời:
Luật cư trú năm 2020 đã bãi bỏ quy định liên quan đến hộ khẩu giấy và khai sinh phương thức quản lý dân cư mới ứng dụng công nghệ số thông qua phương thức điện tử, theo đó, mỗi công dân sẽ được cấp một mã số định danh cá nhân, Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư, quản lý cư trú đối với công dân trên cơ sở mã số định danh cá nhân cấp cho mỗi công dân. Tạm thời, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật cư trú đến hết ngày 31/12/2022. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau: - Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; - Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức; khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột; người giám hộ. - Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, e ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ ... Như vậy, nếu phạm nhân thuộc một trong các trường hợp trên, được chủ hộ đồng ý thì có thể đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình. Thủ tục đăng ký thường trú[1] gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được uỷ quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Sửa đổi một số Điều, Phụ lục 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của hội quần chúng cấp tỉnh được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ban hành kèm theo Quyết định 1010-QĐ/TU, ngày 28/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy