Thứ hai, 29/05/2023, 01:50
Lên phía trên
Ông Lò Văn E hỏi: Ông nội tôi có hai người con là bố tôi và anh trai của bố tôi (bác). Năm 2021, Ông nội mất không để lại di chúc trong đó tài sản gồm 01 mảnh đất 105m2
Câu hỏi:
Ông Lò Văn E hỏi: Ông nội tôi có hai người con là bố tôi và anh trai của bố tôi (bác). Năm 2021, Ông nội mất không để lại di chúc trong đó tài sản gồm 01 mảnh đất 105m2; trước đó bác tôi cũng đã mất và bác tôi có hai người con. Vậy, 2 người con của bác tôi có được hưởng thừa kế tài sản của ông nội không? Vì hiện nay bố tôi là con trai duy nhất còn sống thì bố tôi có toàn quyền được hưởng thừa kế hay không?
Trả lời:
Căn cứ theo điều 650 Bộ luật dân sự quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật. Khi ông nội mất không có di chúc nên phần tài sản của ông nội bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật.
Khoản Điều 651 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Như vậy áp dụng khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự: 2 người con của ông nội (bố bạn và bác) đều là con đẻ của ông nội sẽ cùng hàng thừa kế. Những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau. Tuy nhiên Bác bạn đã mất trước thời điểm ông nội bạn mất.
Do vậy, phần di sản của bác bạn được hưởng sẽ được chia đều cho 2 người con của bác; theo quy định tại điều 652 Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế thế vị: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống
Như vậy: 2 người con của bác cùng được hưởng phần di sản (đất) của bác  sau khi được mở thừa kế chia theo pháp luật. 
Luật gia. THL
 
Lên phía trên
Ông Mùa Búa S hỏi: Năm 2020 do mưa lũ, gia đình di chuyển để chánh lũ, do sơ xuất đã làm mất sổ đỏ. Vậy gia tình tôi có được cấp lại sổ đỏ hay không? thủ tục để xin cấp lại sổ đỏ như thế nào.
Câu hỏi:
Ông Mùa Búa S hỏi: Năm 2020 do mưa lũ, gia đình di chuyển để chánh lũ, do sơ xuất đã làm mất sổ đỏ. Vậy gia tình tôi có được cấp lại sổ đỏ hay không? thủ tục để xin cấp lại sổ đỏ như thế nào.
Trả lời:
Căn cứ điểm k, khoản 1, Điều 99 Luật Đất đai 2013 quy định “Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất”.
          Như vậy, trường hợp gia đình mất Sổ đỏ được xin cấp lại Sổ đỏ đã bị mất.
          Ông Mùa Púa S nộp đơn khai báo về việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cam kết về việc khai báo của mình tại UBND xã nơi có đất. Cán bộ địa chính xã hướng dẫn gia đình thực hiện các thủ tục xin cấp lại sổ đỏ.
Luật gia. THL
 
Lên phía trên
Gia đình Bà Sìn Thị B hỏi trình tự, thủ tục để tách thửa, hồ sơ gồm những giấy tờ gì và gửi đến cơ quan nào?
Câu hỏi:
Gia đình Bà Sìn Thị B hỏi trình tự, thủ tục để tách thửa, hồ sơ gồm những giấy tờ gì và gửi đến cơ quan nào?
Trả lời:
+ Thủ tục tách thửa:  Căn cứ Khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, trường hợp thực hiện quyền chuyển nhượng với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần chuyển nhượng trước khi chuyển nhượng cho người khác.
+ Hồ sơ đề nghị tách thửa đất bao gồm:
  Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa (theo Mẫu 11/ĐK).
  Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Trình tự thực hiện thủ tục tách thửa:
 Bước 1: Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường (nơi có đất). Hộ gia đình có thể nộp hồ sơ tại UBND xã;
 Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ;
 Bước 3: Xử lý yêu cầu tách thửa. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện:
+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất.
+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa.
+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi UBND xã để trao đổi trong trường hợp nộp hồ sơ tại  UBND xã.
Luật gia. THL  
 
Lên phía trên
Ông Nguyễn Quang H hỏi: Gia đình tôi có diện tích đất 1000 m2 tại bản Tả Làn Than, phường Đông Phong, Thành phố Lai Châu,...
Câu hỏi:
Ông Nguyễn Quang H hỏi: Gia đình tôi có diện tích đất 1000 m2 tại bản Tả Làn Than, phường Đông Phong, Thành phố Lai Châu, theo quy hoạch thì nhà tôi sẽ nằm trong quy hoạch để mở rộng quốc lộ đường Đinh Bộ Lĩnh – Phường Tân phong, Thành phố Lai Châu. Vậy trình tự thủ tục của công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất như thế nào để gia đình tôi có phương án chuẩn bị thu hoạch và di chuyển.
Trả lời:
Căn cứ Luật đất đai 2013, trình tự thủ tục của công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất phải qua các bước như sau:
          Bước 1: Thông báo thu hồi đất
          Bước 2: Thu hồi đất
          Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất
          Bước 4: Lập phương án lấy ý kiến của nhân dân
          Bước 5: Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân
          Bước 6: Hoàn chỉnh phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư
          Bước 7: Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện
          Bước 8: Tổ chức chi trả bồi thường
          Bước 9: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất.
          Như vậy khi thu hồi đất phải đảm bảo theo trình tự, thủ tục để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân và đảm bảo cuộc sống của người dân có đất bị thu hồi.
Luật gia. THL
Lên phía trên
Những chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù
Câu hỏi:
Những chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù?
Trả lời:
1. Được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp
- Người chấp hành xong án phạt tù tham gia đào tạo nghề nghiệp được hỗ trợ theo tại Điều 3 Thông từ 44/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Nếu người ra tù tham gia đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng thì được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và được hưởng chính sách nội trú.
- Nếu người ra tù tham gia đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại theo quy định.
Trường hợp người chấp hành xong án phạt tù không thuộc đối tượng hưởng các chính sách hỗ trợ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho các đối tượng này.
2. Được tư vấn, giới thiệu việc làm
Các đối tượng là người chấp hành xong án phạt tù trở về cộng đồng sẽ được Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thông qua các hình thức như: Tư vấn trực tiếp; Tư vấn tập trung; Các giao dịch việc làm; Tư vấn qua điện thoại, trang thông tin điện tử. Thông qua các hình thức này người mới ra tù sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều công việc ở các lĩnh vực khác nhau, được lựa chọn ni nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của bản thân (Điều 4 Thông tư 44/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội).
3. Vay vốn đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm
Người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vốn đào tạo nghề nghiệp được vay tối vay đa 1,5 triệu đồng/tháng (Điều 1 Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 30/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ)
Người chấp hành xong án phạt tù có nhu vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về trị việc làm với mức vay tối đa là 100 triệu đồng the (khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính Phủ sửa đổi bổ sung Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015).
Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng các nguồn đê tín dụng khác để hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với người chấp hành xong hình phạt tù để phát triển sản xuất, tạo việc làm.
4. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc đối tượng quy định tại các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì được hỗ trợ theo quy định của pháp luật (Điều 6 Thông tư 44/2016/TT BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội).
Ngoài hỗ trợ việc làm, người chấp hành xong án phạt tù nếu thuộc đối tượng bảo trợ xã hội thì được hưởng các chính sách hỗ trợ khác để ổn định cuộc sống.
Để tìm hiểu chi tiết công dân có thể đến  Trung tân Tư vấn pháp luật và Trợ giúp pháp lý - Hội Luật gia tỉnh Lai Châu địa chỉ tầng 2, tòa nhà số 1, Trung tâm hành chính sự nghiệp tỉnh – Đường Nguyễn Lương Bằng, tổ 23, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Hoặc qua số điện thoại Giám đốc Trung tâm - 0213 3799 199.
Lên phía trên
Bà Trần Thị L hỏi: Mẹ tôi có một mảnh đất rộng 100m2 đã làm nhà ở và sinh sống từ năm 1990 nhưng chưa có sổ đỏ ....
Câu hỏi:
Bà Trần Thị L hỏi: Mẹ tôi có một mảnh đất rộng 100m2 đã làm nhà ở và sinh sống từ năm 1990 nhưng chưa có sổ đỏ, mới chỉ có quyết định giao đất của Nông trường ngày 16/5/1989 thì có làm được sổ đỏ hay không? Khi đề nghị cấp sổ đỏ thì cần những thủ tục gì và lệ phí cấp sổ đỏ là bao nhiêu.
Trả lời:
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất; việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt  (gọi chung là quy hoạch) hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch thì được công nhận quyền sử dụng đất.
+ Căn cứ vào Quyết định giao đất của Nông trường ngày 19/05/1989; UBND phường xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất thì gia đình được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:  CMTND hoặc CCCD; Quyết định giao đất ngày 19/05/1989;  Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu)
+ Quy định  tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì không phải nộp tiền sử dụng đất khi được cấp Giấy chứng nhận.
Luật gia. THL
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down