Thứ tư, 22/01/2025, 15:12

Một số quy định của pháp luật về bình đẳng giới

Thứ ba - 12/12/2017 15:05 2.201 0
Bình đẳng giới là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam trong lĩnh vực văn hoá- xã hội, được quy định trong các văn bản pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam và trong các Công ước Quốc tế (Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới, Công ước về quyền chính trị của phụ nữ, Công ước Liên Hợp Quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ...) mà nước CHXHCN Việt Nam đã tham gia ký kết.
Nhà nước đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
Bình đẳng giới là gì:
Bình đẳng giới là mối quan hệ không có sự phân biệt đối xử với phụ nữ, ở đó phụ nữ và nam giới có vị trí, vai trò, được đối xử và được thụ hưởng ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình. Nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
 
Mục tiêu cơ bản của bình đẳng giới là gì:
1. Xóa bỏ phân biệt đối xử về giới;
2. Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phỏt triển kinh tế- xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ;
3. Thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
 
Những hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện bình đẳng giới:
1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới;
2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;
3.  Bạo lực trên cơ sở giới;
4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
 
Trong lĩnh vực chính trị, bình đẳng giới được quy định như thế nào:
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xó hội;
2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức;
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp;.
4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
 
Trong lĩnh vực kinh tế, bình đẳng giới được quy định như thế nào:
Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
 
Trong lĩnh vực lao động, bình đẳng giới được quy định như thế nào:
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác;
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh..
 
Trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, bình đẳng giới được quy định như thế nào:
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng;
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo;
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
 
Trong lĩnh vực y tế, bình đẳng giới được quy định như thế nào :
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế;
2. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
3. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
 
Trong gia đình, bình đẳng giới được quy định như thế nào:
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình;
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình;
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật;
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển;
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình cú trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
 
Trong gia đình, những hành vi nào bị coi là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới:
1. Cản trở thành viên trong gia đình cú đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
2. Khụng cho phộp hoặc cản trở thành viờn trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện cỏc hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.
3. Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
4. Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính.
5. Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp trỏnh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.
 
Người có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới sẽ bị xử lý như thế nào:
1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhõn cú hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới mà gõy thiệt hại thỡ phải bồi thường theo quy định của pháp luật
 
Nhà nước phải có những biện pháp gỡ để thúc đẩy bình đẳng giới:
1. Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
2. Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
3. Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
4. Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
5. Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
6. Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
7. Ngoài các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong từng lĩnh vực nhà nước cũng quy định những biện pháp cụ thể phù hợp với từng lĩnh vực đó. Cụ thể:
 
* Trong lĩnh vực chính trị, có các biện pháp:
- Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
- Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
 
* Trong lĩnh vực kinh tế, có các biện pháp:
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
- Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
 
* Trong lĩnh vực lao động, có các biện pháp:
- Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
- Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
 
* Trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, có các biện pháp:
- Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
- Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.
 
Trong lao động,  những hành vi nào bi coi là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới:
1. Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;
2. Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;
3. Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính;
4. Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ.
 
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới được pháp luật quy định như thế nào:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Việc giải quyết khiếu nại về bình đẳng giới được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
 
Việc tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới được pháp luật quy định như thế nào:
1. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
2. Việc tố cáo, giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo./.

Tác giả: Cảnh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Tỉnh ủy Lai Châu
laichau.gov.vn
hoiluatgiavn.org.vn
Bộ Pháp điển
dichvucong.laichau.gov.vn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 86
  • Hôm nay: 6,942
  • Tổng lượt truy cập: 14,188,331

1806/QĐ-UBND

Về việc giao nhiệm vụ cho Hội luật gia tỉnh năm 2025

Thời gian đăng: 26/12/2024

lượt xem: 66 | lượt tải:67

66/2024/QĐ-UBND

Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Thời gian đăng: 02/12/2024

lượt xem: 101 | lượt tải:38

149/2024/NĐ-CP

Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Thời gian đăng: 30/11/2024

lượt xem: 95 | lượt tải:44

148/024/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 16/9/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường

Thời gian đăng: 22/11/2024

lượt xem: 209 | lượt tải:48

40/CT-TTg

Về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thời gian đăng: 25/11/2024

lượt xem: 138 | lượt tải:49
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down