Thứ hai, 07/10/2024, 17:31

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành lâm thời trình Đại hội Hội Luật gia tỉnh Lai Châu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2009 – 2014

Thứ sáu - 05/04/2013 06:45 2.759 0

Đ/C Nguyễn Cảnh Phương - Uỷ viên BCH lâm thời trình bày báo cáo chính trị

Đ/C Nguyễn Cảnh Phương - Uỷ viên BCH lâm thời trình bày báo cáo chính trị
BÁO CÁO Kết quả hoạt động của Hội Luật gia lâm thời tỉnh Lai Châu và phương hướng hoạt động của Hội Luật gia tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ I (2009-2014)
HI LUT GIA VIT NAM
TNH HỘI LAI CHÂU
---------------
 
   

Số: 24 /BC-HLG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------------------------
 
   
                  
Lai Châu, ngày 30  tháng 7  năm 2009
 
BÁO CÁO
Kết quả hoạt động của Hội Luật gia lâm thời tỉnh Lai Châu
và phương hướng hoạt động của Hội Luật gia tỉnh Lai Châu
 nhiệm kỳ I (2009-2014)
  

            Hội Luật gia tỉnh Lai Châu là một tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức thống nhất tự nguyện của các luật gia trong tỉnh và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc. Hoạt động của Hội có vị trí quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Hội có nhiệm vụ tập hợp giới Luật gia; tích cực tham gia tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách... và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
 
I. Kết quả hoạt động của Hội Luật gia lâm thời tỉnh Lai Châu:
 
Thực hiện Chỉ thị số 56/CT-TW, ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam. Sở Tư pháp đã chủ động phối hợp với các ngành có liên quan đề nghị Thường trực Tỉnh uỷ Lai Châu cho chủ trương thành lập Ban vận động thành lập Hội Luật gia tỉnh Lai Châu. Ngày 30 tháng 01 năm 2008 Thường trực Tỉnh uỷ Lai Châu đã ra Thông báo số 195-TB/TU về việc thành lập Ban vận động thành lập Hội Luật gia tỉnh Lai Châu. Căn cứ Thông báo của Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã Quyết định thành lập Ban vận động thành lập Hội Luật gia tỉnh Lai Châu gồm 05 đồng chí và giao cho đồng chí Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu làm Trưởng Ban vận động.
 
Ngay sau khi được thành lập Ban vận động thành lập Hội Luật gia tỉnh Lai Châu đã tích cực tuyên truyền tới cán bộ, công chức đang làm công tác pháp luật tại các cơ quang tư pháp, các ban ngành trong tỉnh về chủ trương thành lập Hội Luật gia tỉnh và Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam, vận động những người có đủ điều kiện làm hồ sơ xin gia nhập Hội Luật gia Việt Nam. Việc xét duyệt, lập hồ sơ và đề nghị Trung ương Hội Luật gia Việt Nam kết nạp các Luật gia của Hội Luật gia tỉnh Lai Châu vào Hội Luật gia Việt Nam được tiến hành đúng quy định của Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam. Căn cứ đề nghị kết nạp hội viên của Ban vận động thành lập Hội Luật gia tỉnh Lai Châu Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã Quyết định chuẩn y kết nạp 67 hội viên thuộc tỉnh Hội Luật gia Lai Châu vào Hội Luật gia Việt Nam.
 
Song song với việc tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức ở các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tham gia vào Hội Luật gia tỉnh, Ban vận động thành lập Hội Luật gia tỉnh đã tiến hành làm các thủ tục, hồ sơ theo quy định và dự kiến nhân sự Ban Chấp hành lâm thời để đề nghị UBND tỉnh Quyết định thành lập Hội Luật gia tỉnh Lai Châu và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời của Hội. Ngày 23 tháng 3 năm 2009 UBND tỉnh Lai Châu đã ra Quyết định số 209/QĐ-UBND về việc thành lập Hội Luật gia tỉnh Lai Châu; Quyết định số 289/QĐ-UBND về việc chỉ định Ban chấp hành lâm thời Hội Luật gia tỉnh Lai Châu gồm 15 đồng chí.
 
Quá trình chuẩn bị thành lập Hội Luật gia tỉnh Lai Châu đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và sự giúp đỡ của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, phối hợp các cấp, các ngành trong tỉnh. Song việc chuẩn bị các thủ tục để thành lập Hội Luật gia tỉnh còn chậm. Sự chậm trễ này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan là do khó khăn về biên chế của tổ chức Hội và lựa chọn, dự kiến nhân sự lãnh đạo của Hội...Về nguyên nhân chủ quan: Ban vận động thành lập Hội Luật gia của tỉnh chưa thực sự chủ động, tích cực trong việc tổ chức thực hiện hướng dẫn của Trung ương Hội Luật gia và chỉ đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, còn lúng túng trong công tác chuẩn bị về nhân sự, thủ tục và thành lập Hội.  
 
II. Phương hướng hoạt động của Hội Luật gia tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ I (2009-2014):
 
  1. Phương hướng chung:
     Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, quy định của Nhà nước, hướng dẫn của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam và điều kiện thực tế ở địa phương, phương hướng chung của Hội Luật gia tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ (2009-2014) là: Tập trung kiện toàn bộ máy, tổ chức Hội vững mạnh, tiếp tục phát triển kết nạp Hội viên, thường xuyên chăm lo bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, pháp luật cho Hội viên để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Hội, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tham gia tích cực vào các chương trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính...của địa phương. Từng bước tham gia vào các hoạt động đối ngoại khi có điều kiện và yêu cầu. Tích cực tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn lực của Nhà nước, của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để xây dựng, trang bị phương tiện làm việc của Hội và trang trải các hoạt động của Hội khi thamh gia thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của Hội.
 
  1. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ:
 
1. Về kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của Hội:
       Việc kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ và phát triển hội viên là nhiệm vụ trọng tâm của Hội Luật gia tỉnh trong suốt nhiệm kỳ đầu. Công tác này sẽ tập trung vào các nhiệm vụ, cụ thể là:
 
  • Căn cứ Chỉ thị số 06/2001/CT-CTg, ngày 09 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam”; Thông tư số 66/2001/TT-BTCCBCP, ngày 24 tháng 10 năm 2001 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 06/2001/CT-CTg của Thủ tướng Chính phủ và chức năng nhiệm vụ của Hội để xác định số lượng cán bộ thường trực của Hội để đề nghị HĐND, UBND tỉnh hỗ trợ biên chế trong tổng biên chế chung của tỉnh, Đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ 2 đến 3 biên chế cho Hội và kinh phí, trụ sở, phương tiện hoạt động của Hội.
 
  • Tổ chức các hội nghị, bồi dưỡng, sinh hoạt cho các luật gia nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và trình độ pháp luật. Mỗi luật gia phải nắm chắc và có trách nhiệm cao trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của tỉnh, Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam và Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội Luật gia tỉnh Lai Châu. Điều hoà, phối hợp hoạt động của các luật gia, tạo điều kiện để các luật gia được thường xuyên tham gia các hoạt động của Hội. Phát huy sự chủ động, tích cực của các luật gia kiêm nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ của người luật gia ngay trong cơ quan, tổ chức, địa bàn dân cư nơi luật gia công tác và sinh sống. Quan tâm bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hội viên.
 
  • Quan tâm phát triển luật theo hướng kết nạp những người có đủ điều kiện làm luật gia ở cơ, các ngành, các đoàn thể quần chúng, doanh nghiệp. Phấn đấu đến hết nhiệm kỳ vận động kết nạp nâng số lượng luật gia Tỉnh từ 150 người trở lên. Thành lập Chi hội ở một số sở, Ban ngành, đoàn thể tỉnh và huyện, thị xã; trong đó 100% các cơ quan nội chính, tư pháp có Chi hội. Củng cố, kiện toàn Trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc Hội Luật gia tỉnh.
 
      2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả tham gia xây dựng pháp luật:
- Chủ động tổ chức cho các luật gia nghiên cứu tham gia ý kiến vào các dự án Luật, dự thảo văn bản pháp luật do các cơ quan Nhà nước cấp trên yêu cầu và theo hướng dẫn của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam. Tích cực tham gia vào các hội nghị lấy ý kiến vào các dự án Luật do Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, UBND tỉnh và các ngành ở địa phương tổ chức. Mỗi luật gia có thể tham gia Báo cáo viên, tổng hợp các ý kiến tham gia xây dựng pháp luật khi được yêu cầu.
 
        - Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc thực pháp luật, kiến nghị với cơ quan nhà nước về xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật.
 
        3. Tích cực chủ tham gia nghiêm, triển khai các văn bản pháp luật. Tổ chức các cuộc hội, toạ đàm, sinh Câu lạc bộ pháp luật:
Tổ chức nghiên cứu pháp luật phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Hội và của các luật gia đẻ Hội và các luật gia có thể chủ động tham gia vào các hoạt động pháp lý của mình. Trong nghiên cứu pháp luật cần tập trung vào việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về dân sự-kinh tế; các quy định của các tổ chức quốc tế: WTO, APEC, ASEAN...mà Việt Nam đã gia nhập để góp phần đẩy mạnh quá trình của tỉnh ta cùng với cả nước tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới; nghiên cứu về các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đối ngoại; nghiên cứu pháp luật về hình sự, hôn nhân gia đình, các chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân và thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; nghiên cứu các quy định của pháp luật về đấu tranh phòng tội phạm, tội phạm về ma tuý và các tệ nạn xã hội và có biện pháp chủ động phối hợp với các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng trong tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực tế.
 
Tổ chức các cuộc hội thảo thông qua sinh hoạt định kỳ của Hội, các cuộc hội thảo về pháp luật theo chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho hội viên và thống nhất các biện pháp, cách thức tổ chức hoạt động để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Hội.
 
Chủ động tham gia phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan, các tổ chức chính trị-xã hội liên quan trong việc xây dựng, phát triển các loại hình Câu lạc bộ pháp luật ở cơ sở. Duy trì tốt có hiệu quả hoạt động của các câu Câu lạc bộ pháp luật trở thành nơi sinh hoạt pháp luật gắn với sinh hoạt văn hoá của các tầng lớp nhân dân ở cơ sở. Động viên, khuyến khích các luật gia tham gia sinh hoạt tại các Câu lạc bộ pháp luật để thực hiện tốt việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
 
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến tới biên soạn, phát hành bản tin về Hội Luật gia tỉnh. Sử dụng bản tin của Hội là một phương tiện trong phổ biến, giáo dục pháp luật.
 
4. Tích cực tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống xã hội:
Chủ động đề nghị tỉnh cho Hội Luật gia tỉnh được tham gia vào Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh. Tích cực phối hợp với các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng ở địa đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh theo tinh thần Chỉ thị số 32/CT-TW, ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội Luật gia tỉnh sẽ tập trung vào:
 
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp các định chế của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ, các Hiệp định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, các văn bản pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực kinh tế...góp phần tạo sự nhận thức đúng về đường lối hội nhập về kinh tế của Đảng nhằm khuyến khích, động viên nhân dân các dân tộc, các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế trong tỉnh; tích cực triển khai chương trình hành động của Chính phủ, của tỉnh tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
 
- Chủ động tham gia vào các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ và Kế hoạch triển khai thực hiện của UBND tỉnh như: kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2008-2012; Chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống tội phạm về ma tuý, phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em; phòng chống các tệ nạn xã hội; phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; pháp luật về khiếu nại tố cáo và phát huy các quyền tự do dân chủ của công dân.. Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân cần chú trọng phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành.
 
- Tổ chức nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng thí điểm các mô hình và tổ chức các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng.
 
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các luật gia được tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đề nghị UBND các cấp ở địa phương quyết định cho các luật gia của Hội làm báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở các cấp và thực hiện tốt chính sách của Nhà nước đối với các luật gia khi tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
 
5. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật:
Chủ động tích cực triển khai các hoạt động tư vấn pháp luật cho công dân tổ chức bằng hai hình thức chủ yếu là: tư vấn thường xuyên và tư vấn thông qua Trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc Hội. Việc tư vấn pháp luật phải đúng quy định của Chính phủ, Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam và Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội Luật gia tỉnh Lai Châu. Trong tư vấn pháp luật, Hội coi trọng việc tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách và tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức; từng bước triển khai tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp về pháp luật kinh doanh, hội nhập.
 
Từng bước triển khai thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm tư vấn luật trực thuộc Hội theo quy định của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP, ngày 16/7/2008 của Chính phủ. Đối với các trường hợp tư vấn pháp luật miễn phí Hội và các Trung tâm cần chủ động liên hệ với Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước thuộc Sở Tư pháp và tranh thủ sự hỗ trợ của UBND tỉnh, các cơ quan tổ chức trong tỉnh về tài chính và sử dụng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính.
 
Quan tâm bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật, kỹ năng tranh tụng cho các luật gia có đủ khả năng làm tốt công tác tư vấn pháp luật cho công dân, tổ chức; làm bào chữa viên trong các vụ án khi có yêu cầu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân (nhất là trong điều kiện hiện nay tỉnh ta chưa có tổ chức Luật sư).
 
6. Tham gia các hoạt động hoà giải ở cơ sở:
Công tác hoà giải cơ sở được tổ chức thực hiện theo quy định của Pháp lệnh hoà giải cơ sở, là hoạt động có ý nghĩa rất thiết thực trong việc sử dụng các lực lượng tại cơ sở tham gia giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ trong nội bộ nhân dân. Góp phần giữ gìn ổn định về trật tự xã hội, củng cố mối đoàn kết trên địa bàn dân cư. Tham gia công tác hoà giải cơ sở cũng được coi là nhiệm vụ của Hội Luật gia. Trong công tác hoà giải cơ sở, Hội cần tập trung vào một số việc sau đây:
 
- Chủ động tham gia phối hợp cùng các cơ quan chức năng của tỉnh nghiên cứu, hướng dẫn việc xây dựng về tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải, kiến thức pháp luật cho các hoà giải viên góp phần nâng cao chất lượng hoà giải ở cơ sở.
 
- Chủ động giới thiệu và khuyến khích các Luật gia có đủ năng lực, uy tín tham gia vào các Tổ hoà giải ở cơ sở ngay tại nơi mình đang sinh sống.
 
7. Tham gia giám sát việc thi hành pháp luật:
Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Hội Luật gia tỉnh coi trọng việc giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Kịp thời có những kiến nghị xác đáng với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết các kiến nghị của Hội về vấn đề chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức và nhân dân, giải quyết các kiến nghị, khiếu kiện của nhân dân thông qua tổ chức Hội.
 
Hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật của Hội được tiến hành bằng các hình thức chủ yếu là: thông qua các hoạt động tư vấn pháp luật, hoà giải, nghiên cứu các đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo gửi đến Hội; tham gia các đoàn giám sát do Chính quyền và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thành lập. Trong công tác giám sát Hội phải xác định những hình thức giám sát thích hợp, phù hợp với khả năng điều kiện của Hội.
 
8. Tham gia vào Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên, Thẩm phán và Chấp hành viên của tỉnh:
 Phối hợp với các ngành liên quan trong tỉnh tuyển chọn và tham gia vào Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, góp phần xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, Thi hành án dân sự ở địa phương trong sạch, vững mạnh.
 
9. Về việc tham gia các hoạt động đối ngoại:
- Chủ động tham gia vào việc nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đối ngoại trong thời kỳ đổi mới nhất là các chính sách về hội nhập.
 
- Tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh, góp phần tạo môi trường thuận lợi phục vụ cho việc phát triển kinh tế của tỉnh.
 
- Tìm hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật trong nước và của tỉnh liên quan đến xây dựng nền kinh tế thị  trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhận quốc tế khu vực.
 
- Tích cực tham gia đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc về nhân quyền, tôn giáo, dân tộc của các thế lực thù địch; tuyên truyền, vận động nhân dân không tin, không nghe theo luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu, góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
 
III. Biện pháp tổ chức thực hiện:
 
           1. Biện pháp cơ bản:
            Phấn đấu xây dựng Hội Luật gia tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, phát huy nhiệt tình, trách nhiệm cao của các Hội viên là biện pháp cơ bản bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội.
 
            2. Biện pháp cụ thể:
             a) Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao trình độ pháp luật, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho Hội viên.
           - Thường xuyên tổ chức nghiên cứu, học tập về chính trị, pháp luật về đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm, năng lực cho các Hội viên đủ sức tham gia vào các công việc của Hội.
 
             - Ban Chấp hành Hội Luật gia tỉnh có trách nhiệm tổ chức cho các Hội viên nghiên cứu, thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết đã được thông qua tại Đại hội. Mỗi Hội viên phải nắm chắc tôn chỉ, mục đích, nội dung hoạt động của Hội, quyền, nghĩa vụ của Hội viên được quy định trong Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam, Quy chế tổ chức hoạt động của Hội Luật gia tỉnh.
 
            b) Thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức Hội và phát triển Hội viên.
             - Ban Chấp hành Hội Luật gia tỉnh mà trực tiếp là Thường trực Hội phải thường xuyên quan hệ và tranh thủ sự giúp đỡ, hướng dẫn về mọi mặt của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam; sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh uỷ; sự hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất, điều kiện hoạt động của UBND tỉnh, của các cấp, các ngành và các tổ chức cá nhân trong tỉnh. Bộ phận Thường trực của Hội phải thực sự là đầu mối tổ chức mọi hoạt động của Hội, bảo đảm sự liên hệ, gắn kết giữa các luật gia trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Hội.
 
         - Từng bước kiện toàn bộ máy, tổ chức Hội Luật gia tỉnh, coi trọng việc tuyên truyền, phổ biến Điều lệ Hội, kết nạp hội viên ở các đơn vị cơ sở. Mở rộng dần phạm vi hoạt động của Hội khi có đủ điều kiện thông qua hình thức thành lập các Chi hội tại các Sở, Ban ngành, Đoàn thể và các huyện, thị xã.
 
          - Chủ động tham gia xây dựng các Dự án Luật của Hội do Trung ương Hội Luật gia tổ chức, tiếp tục hoàn thiện Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội Luật gia tỉnh để tạo cơ sở pháp lý vững chắc, hành lang thông thoáng cho hoạt động của Hội.
 
            3. Huy động, tranh thủ các nguồn lực về tài chính để đảm bảo các hoạt động của Hội và các hội viên có hiệu quả:
 
            - Ngay sau Đại hội, Ban Chấp hành Hội Luật gia tỉnh có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai các hoạt động của Hội mà Nghị quyết Đại hội đã đề ra. Lập phương án về cơ cấu, tổ chức của bộ phận giúp việc Thường trực Hội, nhu cầu trang bị trụ sở, phương tiện hoạt động và kinh phí đảm bảo cho hoạt động của Hội, nhất là các nhiệm vụ phục vụ cho việc tham gia xây dựng chính quyền và thực hiện các nhiệm vụ do cấp uỷ, chính quyền địa phương yêu cầu để trình Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh xem xét chỉ đạo và hỗ trợ theo quy định tại Thông tư số 66/TT-BTCCBCP, ngày 24 tháng 10 năm 2001 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ.
 
       - Tích cực tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ về tài liệu, vật chất của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ để Hội Luật gia tỉnh Lai Châu được tiếp cận và tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế để phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Hội.
 
       - Vận động tranh thủ sự tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để tăng cường ngân sách của Hội.
 
       - Các luật gia cố trách nhiệm đóng hội phí đầy đủ, kịp thời và thể hiện trách nhiệm cao trong xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất của Hội.
 
            4. Tăng cường công tác kiểm tra tổ chức, hoạt động của Hội đối với các luật gia, các tổ chức trực thuộc Hội:
 
             Công tác kiểm tra của Hội phải được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện, khắc phục những sai sót trong tổ chức và hoạt động của Hội, Uốn nắn tư tưởng và trách nhiệm chưa tốt của các hội viên; thông qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động của Hội và các hội viên để xác định các biện pháp chỉ đạo, tổ chức phối hợp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội.
 
             Ban Chấp hành Hội có trách nhiệm thực hiện tốt công tác kiểm tra, thông qua đó để thực hiện việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức các hoạt động phối hợp của Hội với các cơ quan, tổ chức và của hội viên có hiệu quả. Định kỳ báo cáo Hội nghị toàn thể của Hội về kết quả của côngb tác kiểm tra. Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật trong tổ chức và hoạt động của Hội.
 
         5. Duy trì và tổ chức các hoạt động của Hội:
          Bảo đảm chấp hành tốt các quy định của Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam; Quy chế tổ chức hoạt động của Hội Luật gia tỉnh Lai Châu và pháp luật của Nhà nước.
 
          6. Công tác phối hợp:
Phối hợp thường xuyên với cơ quan Thường trực của Uỷ ban MTTQ tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, tổ chức khác trong việc thực hiện các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội Luật gia.
 
           7. Thực hiện tốt sơ kết, tổng kết:
Định kỳ tiến hành sơ, tổng kết để đánh giá kết quả về tổ chức và hoạt động của Hội. Qua sơ kết, tổng kết kịp thời phát hiện những nhân tố, cá nhân điển hình tiên tiến có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác của Hội để có hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời./.

BCH LÂM THỜI HỘI LUẬT GIA TỈNH LAI CHÂU

Tác giả: luatgialaichau

Nguồn tin: luatgialaichau.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

14-CT/TW

Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 01/7/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới

Thời gian đăng: 15/07/2022

lượt xem: 2204 | lượt tải:371

20/KH-HLG

Kế hoạch phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2022

Thời gian đăng: 07/03/2022

lượt xem: 1794 | lượt tải:446

543/UBND-TH

Về việc tham gia dự án "Tư vấn pháp luật cho phạm nhân và người mới chấp hành xong án phạt tù"

Thời gian đăng: 07/03/2022

lượt xem: 1843 | lượt tải:395

16/KH-HLG

Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022

Thời gian đăng: 07/03/2022

lượt xem: 2271 | lượt tải:580

154/QĐ-HLG

Quyết định thành lập Chi hội Luật gia Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lai Châu

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 2878 | lượt tải:767
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Bầu cử QH, HĐND 2021
Tỉnh ủy Lai Châu
laichau.gov.vn
hoiluatgiavn.org.vn
Văn bản quy phạm tỉnh
dichvucong.laichau.gov.vn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 57
  • Hôm nay: 10,405
  • Tổng lượt truy cập: 13,103,215
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down