Thứ năm, 03/10/2024, 06:23

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC LUẬT GIA THAM GIA XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VÀ CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Thứ tư - 27/09/2023 00:02 1.771 0
Như chúng ta đã biết công tác xây dựng và ban hành các văn bản Quy phạm pháp luật chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lý của nhà nước, là phương tiện không thể thiếu để các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Văn bản quy phạm pháp luật là kết quả của sự thể hiện ý chí, quyền lực nhà nước của các cơ quan hoặc của cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản. Do vậy công tác tham gia xây dựng pháp luật và các văn bản QPPL có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh được ban hành nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực tại địa phương; đồng thời cũng góp phần triển khai thực hiện tốt những quy định của Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn tỉnh, là công cụ hữu hiệu để tỉnh ta đưa pháp luật vào cuộc sống.
 Hội Luật gia tỉnh Lai Châu được thành lập ngày 23/3/2009, sau gần 15 năm hoạt động, đến nay Hội Luật gia tỉnh đã có 01 Trung tâm Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý; 16 Chi hội Luật gia ở các Sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp tỉnh. 43 Chi Hội Luật gia các phòng, ban, đoàn thể huyện, thành phố; 106/106 Chi hội Luật gia xã, phường, thị trấn; 22 Trung tâm pháp luật cộng đồng xã, phường, thị trấn, với tổng số luật gia trong toàn tỉnh là 3.236 luật gia.
Hội Luật gia tỉnh luôn xác định tham gia xây dựng chính sách pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Do đó, thời gian qua, Hội Luật gia tỉnh đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác này với nhiều nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực đóng góp tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương.
Xác định tham gia xây dựng chính sách, pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Ban Thường vụ đã bám sát quan điểm, mục tiêu Nghị quyết Đại hội, triển khai đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác tham gia, góp ý xây dựng chính sách, pháp luật. Đội ngũ luật gia trong toàn tỉnh luôn tích cực tham gia nghiên cứu, đóng góp ý kiến vào các dự án luật của Hội Luật gia Việt Nam và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh. Đã tham gia ý kiến 1.611 văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương; thẩm định, rà soát, kiểm tra, tự kiểm tra 1.409 văn bản quy phạm pháp luật. Tham gia tổ biên soạn xây dựng Chỉ thị của Ban Thường vụ tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia tỉnh Lai Châu trong tình hình mới.  Các ý kiến tham gia đều dựa trên căn cứ pháp lý là quy định trong các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên đang có hiệu lực thi hành, đồng thời bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh, có tính khoa học, tính phản biện cao, về cơ bản đã được các cơ quan soạn thảo nghiêm túc tiếp thu và chỉnh sửa, hoàn chỉnh dự thảo các văn bản trước khi ban hành, giúp cho chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND được nâng lên, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn tỉnh.
Hội Luật gia tỉnh đã tổ chức tổng kết, sơ kết, đánh giá việc thi hành một số văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước như: Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Quán triệt, triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL; Kết luận số 04 -KL/TW ngày 19/4/2011 về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW. Luật PBGDPL và các văn bản pháp luật của Trung ương và địa phương về công tác phổ biến pháp luật, các Kế hoạch của tỉnh về phổ biến giáo dục pháp luật; tổng kết 10 năm thi hành Luật hòa giải ở cơ sở, quán triệt triển khai Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở; Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBMTTQVN ngày 18/11/2014 hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp ban hành và một số Nghi quyết, Chỉ thị khác. Tổ chức tọa đàm, hội nghị góp ý kiến tham gia vào các dự thảo luật như: Luật đất đai, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…
Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cụ thể ở địa phương là rất lớn. Trước đây, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp tỉnh chưa có quy định nào điều chỉnh. Trong khi đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (được sửa đổi năm 2002 và năm 2008) chỉ quy định chung chung về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương. Do đó, mỗi nơi mỗi kiểu tự mày mò, xây dựng trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho riêng mình. Để khắc phục tình trạng đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2005. Đây là đạo luật quan trọng trong việc quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động quản lý điều hành ở địa phương.
Sau khi Luật có hiệu lực thi hành, hành năm có hàng ngàn văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng và ban hành như Nghị quyết của HĐND, các Quyết định, Chỉ thị của UBND các cấp. Như vậy, có thể thấy  số lượng và nhu cầu ban hành văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh là không nhỏ. Văn bản đó góp phần rất lớn trong việc cùng với Trung ương giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay của xã hội, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cũng như xây dựng thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn những hạn chế như: Văn bản thường sao chép lại các quy định của Trung ương nên nhìn chung tính khả thi sau khi ban hành không cao; đội ngũ cán bộ soạn thảo văn bản ở cơ sở còn nhiều hạn chế về trình độ, năng lực. Nội dung soạn thảo chủ yếu đảm bảo về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, chưa đi sâu phân tích nội dung của văn bản; có nơi còn né tránh việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà thay vào đó là ban hành nhiều văn bản cá biệt có chứa quy phạm pháp luật; chưa phát huy được vai trò của luật gia trong việc tham gia vào hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở các cấp trong tỉnh.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật như: Các quy định về phân cấp, phân quyền của Trung ương cho địa phương chưa rõ ràng thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn giữa thẩm quyền của tập thể với cá nhân; một bộ phận cán bộ chưa thấy được tầm quan trọng của công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động quản lý điều hành; khi xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu rà soát, đối chiếu với quy định của cấp trên; thiếu khâu điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá tình hình thực tế; chưa có chính sách thu hút đội luật gia và người có trình độ trong việc tham gia vào hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Để xây dựng đội ngũ trí thức luật gia tham gia xây dựng pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật cần tập trung vào các nội dung sau:
- Thứ nhất, để phát huy tốt vai trò của luật gia trong tham gia xây dựng pháp luật và các văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh, các luật gia cần phát huy trí tuệ, chuyên môn, kinh nghiệm, trách nhiệm của mỗi luật gia trong hoạt động này. 
- Thứ hai, cần phát huy vai trò của đội ngũ luật gia các cấp trong tỉnh được tham các hội thảo, tọa đàm, hội nghị của tỉnh về tham gia góp ý kiến vào các dự thảo luật, các văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh tổ chức.
- Thứ ba, cần xây dựng đội ngũ trí thức luật gia thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ và tập huấn nghiệp vụ soạn thảo văn bản thì chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được đảm bảo và ngày một nâng cao.
- Thứ tư, có chính sách thu hút đội ngũ luật gia có trình độ được tham gia vào hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.
- Thứ năm, việc tham gia xây dựng pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật, kiến nghị với cơ quan nhà nước về những vấn đề xây dựng pháp luật là những việc khó đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ trong đó mỗi luật gia cần phải có nền tảng kiến thức vững vàng về luật và pháp luật chuyên ngành, sự hiểu biết sâu rộng về kiến thức xã hội. Vì vậy trước hết mỗi Luật gia phải tự hoàn thiện và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các thông tin, kiến thức để phục vụ cho công tác chuyên môn cũng như các hoạt động của Hội. Đồng thời mỗi luật gia cần nâng cao ý thức và nhận thức rõ việc tham gia ý kiến xây dựng pháp luật vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm đối với nhà nước.
Thứ sáu, việc tham gia ý kiến xây dựng pháp luật là phương thức hữu hiệu để phát huy vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội và các tầng lớp Nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước, thể hiện bản chất dân chủ của chế độ, tạo sự đồng thuận xã hội là tiền đề cho việc xây dựng, ban hành chính sách pháp luật hợp lòng dân, hợp thực tiễn và tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách, pháp luật sau khi ban hành khó đi vào thực tiễn hoặc sớm phải sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, cần phát huy và nhân rộng việc tham gia xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong toàn tỉnh, mà trước hết là sự tham gia của đông đảo đội ngũ luật gia ở Hội Luật gia các cấp trong toàn tỉnh.
 

Tác giả: Luật gia. Thanh Vân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

14-CT/TW

Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 01/7/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới

Thời gian đăng: 15/07/2022

lượt xem: 2165 | lượt tải:369

20/KH-HLG

Kế hoạch phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2022

Thời gian đăng: 07/03/2022

lượt xem: 1744 | lượt tải:445

543/UBND-TH

Về việc tham gia dự án "Tư vấn pháp luật cho phạm nhân và người mới chấp hành xong án phạt tù"

Thời gian đăng: 07/03/2022

lượt xem: 1811 | lượt tải:394

16/KH-HLG

Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022

Thời gian đăng: 07/03/2022

lượt xem: 2229 | lượt tải:579

154/QĐ-HLG

Quyết định thành lập Chi hội Luật gia Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lai Châu

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 2841 | lượt tải:763
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Bầu cử QH, HĐND 2021
Tỉnh ủy Lai Châu
laichau.gov.vn
hoiluatgiavn.org.vn
Văn bản quy phạm tỉnh
dichvucong.laichau.gov.vn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 56
  • Hôm nay: 12,524
  • Tổng lượt truy cập: 13,057,087
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down