Hội Luật gia tỉnh Lai Châu triển khai thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực phổ biến, tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất đai” giai đoạn 1 từ tháng 1/2021 đến tháng 7/2023. Sau gần 3 năm triển khai thực hiện dự án đã đạt được kết quả như sau: - Tư vấn pháp luật miễn phí trong lĩnh vực đất đai tại Trụ sở + Tổng số người được tư vấn: 155 + Số người được tư vấn là nữ: 52 + Số người được tư vấn là dân tộc thiểu số: 128 + Số người được tư vấn là gia đình chính sách có công với cách mạng: 27 + Số trường hợp được tư vấn bằng văn bản (kể cả qua email, fax, phần mềm ứng dụng: Zalo, Viber …): 08 + Số trường hợp được tư vấn bằng lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại): 147 + Số người được tư vấn đã thực hiện thành công: 155 - Phổ biến, tư vấn pháp luật lưu động tại các xã, phường, thị trấn + Tổng số cuộc đã tổ chức: 31 + Tổng số người dân tham dự: 1.526 + Số người tham dự là nữ: 485 + Số người tham dự là dân tộc thiểu số: 1.488 + Số người tham dự đã nêu yêu cầu tư vấn: 113 + Số người tham dự đã nêu yêu cầu tư vấn là nữ: 17 + Số trường hợp có yêu cầu tư vấn đã được tư vấn bằng lời nói trực tiếp: 113 Qua theo dõi các trường hợp đã được tư vấn cơ bản người dân đều hài lòng với kết quả tư vấn. Chính quyền nơi người được tư vấn đánh giá cao kết quả tư vấn vì hạn chế được đơn thư kiếu nại trong lĩnh vực đất đai.Hình ảnh phổ biến tư vấn luật đất đai tại Bản Bút Trên xã Trung Đồng huyện Tân UyênThông qua phiếu đánh giá và phát biểu của người dân tham dự hoạt động phổ biến, tư vấn pháp luật lưu động tại các xã, thị trấn có 606 ý kiến đánh giá về cuộc phổ biến, tư vấn lưu động trong lĩnh vực đất đai, trong đó 130 ý kiến đánh giá rất cần thiết; 476 ý kiến đánh giá cần thiết.Nội dung yêu cầu tư vấn chủ yếu liên quan đến các nội dung về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở, bồi thường đối với cây trồng, bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu; trình tự giải quyết tranh chấp đất đai; thủ tục để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất; quy định diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Lai Châu; điều kiện và thủ tục được thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; 04 câu hỏi những hành vi nào bị cấm khi sử dụng đất; chuyển nhượng quyền sử dụng đất; giá đất trồng lúa nước, đất nương rẫy, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm trên địa bàn tỉnh Lai Châu…- Tồn tại, hạn chế, khó khăn trong triển khai thực hiện dự án: Trình độ dân trí, nhận thức của người dân về pháp luật nói chung và pháp luật đất đai còn nhiều hạn chế. Nên khó khăn trong việc tiếp cận pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Qúa trình giải quyết các vụ việc tranh chấp về quyền sử dụng đất rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Nên việc tư vấn cho người dân cũng gặp nhiều khó khăn phụ thuộc vào từng giai đoạn giải quyết tranh chấp. Hình ảnh Đ/c Tô Thị Hồng Lê – Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh
phát biểu tại Hội thảo tổng kết dự án giai đoạn 1 tại Phú Quốc – Kiên Giang
- Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong triển khai thực hiện dự án các giai đoạn tiếp theo:Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đất đai đến từng người dân trong địa bàn xã, phường, thị trấn đi đôi với việc thiết lập cơ chế hỗ trợ pháp lý cho người có quyền sử dụng đất để họ bảo vệ được quyền lợi của mình và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất…Tiếp tục Tư vấn pháp luật miễn phí trong lĩnh vực đất đai tại Trụ sở Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý - Hội Luật gia tỉnh.Nhân rộng địa điểm tổ chức phổ biến, tư vấn pháp luật lưu động tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Vì thực tế hiện nay người dân đến trụ sở hỗ trợ tư vấn và trợ giúp pháp lý chủ yếu là các xã đã được phổ biến, tư vấn pháp luật lưu động. Như vậy các xã, phường không được phổ biến, tư vấn pháp luật lưu động còn chưa biết đến hoạt động tư vấn pháp luật tại trụ sở. Hằng năm tổ chức, tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ tư vấn viên, cộng tác viên nhằm nâng cao chất lượng cho tư vấn viên, cộng tác viên thực hiện việc phổ biến, tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất đai./.