Thứ năm, 03/10/2024, 06:01

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH HỖ TRỢ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

Thứ hai - 18/09/2023 21:01 1.454 0
Hoạt động phổ biến, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phạm nhân và người chấp hành xong án phạt tù là rất cần thiết, nhằm giúp đỡ người đang tái hòa nhập cộng đồng gạt bỏ mặc cảm, tự ti, nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật, từ đó có ý thức tự giác chấp hành tốt chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và địa phương.
Mục đích của hoạt động phổ biến, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phạm nhân và người chấp hành xong án phạt tù để họ thấy được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức về công tác tái hòa nhập cộng đồng, không tái phạm tội, góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội.
Sau 02 năm triển khai thực hiện hoạt động phổ biến, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phạm nhân và người mới chấp hành xong án phạt tù. Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý – Hội Luật gia tỉnh đã ban hành 07 kế hoạch để triển khai công tác phổ biến, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phạm nhân và người chấp hành xong án phạt tù. Đã tổ chức được  13 cuộc phổ biến, tư vấn pháp luật cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại tạm giam công an tỉnh; 27 cuộc phổ biến, tư vấn PL và trợ giúp pháp lý lưu động cho người mới chấp hành xong án phạt tù đang tái hòa nhập cộng đồng tại các huyện, thành phố trong tỉnh. 
Trong quá trình triển khai hoạt động phổ biến, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phạm nhân và người chấp hành xong án phạt tù. Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý – Hội Luật gia tỉnh thấy được những khó khăn, vướng mắc của những người mới ra tù đó là còn mặc cảm, tự ti đề hòa đồng cùng xã hội và đặc biệt là khó khăn trong tìm kiếm việc làm của người tái hòa nhập cộng đồng.
Xuất phát từ những khó khăn đó, Hội Luật gia tỉnh nhận thấy, hoạt động này là rất cần thiết, cần phải duy trì thường xuyên nhằm giúp đỡ, động viên những người sắp chấp hành xong án phạt tù và những người mới chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương để gạt bỏ mặc cảm, tự ti, có cơ hội tìm kiếm việc làm để ổn định cuộc sống. Với những kết quả đó, Hội Luật gia tỉnh đã xây dựng dự thảo “Mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng”, tham mưu Hội Luật gia Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo trao đổi mô hình tái hòa nhập cộng đồng tổ chức tại Lai Châu. Thông qua Hội thảo để Hội Luật gia các tỉnh, các cơ quan có liên quan trong tỉnh  tham gia góp ý kiến vào dự thảo Mô hình. Hội Luật gia tỉnh Lai Châu là đơn vị duy nhất được Hội Luật gia Việt Nam lựa chọn để triển khai mô hình và cho đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về công tác tái hòa nhập cộng đồng tại Thụy sỹ.
Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý – Hội Luật gia tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 14 ngày 20/6/2023 của Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý – Hội Luật gia tỉnh về thành lập mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
Kinh phí hoạt động do Dự án tư vấn pháp luật cho phạm nhân và người mới chấp hành xong án phạt tù tài trợ 1 năm.
Trong tháng 9/2023 Hội Luật gia tỉnh đã thực hiện khảo sát địa bàn và QĐ lựa chọn huyện Than Uyên là địa điểm để triển khai Mô hình. Thông qua hoạt động khảo sát, tuyên truyền vận động người đang tái hòa nhập cộng đồng tại huyện Than Uyên và một số huyện, thành phố trong tỉnh, đến nay đã có 46 người đang tái hòa nhập cộng đồng tự nguyện làm đơn xin tham gia gia Mô hình. Đặc biệt là có 01 người đang tái hòa nhập cộng đồng tại xã Mường so – huyện phóng thổ, 01 người đang tái hòa nhập cộng đồng tại Thành phố Lai Châu đã không ngại đường xa tự nguyện làm đơn xin tham gia mô hình tại huyện Than Uyên. Thông qua đó có thể thấy, công tác tuyên truyền về hoạt động của mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng đã lan tỏa đến các huyện, thành phố để người tái hòa nhập cộng đồng thấy được đây là hoạt động rất cần thiết và có ý nghĩa đối với những người đang tái hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai để tổ chức Hội nghị ra mắt Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc đó là:
 Người đang tái hòa nhập cộng đồng ở rải rác các xã trong huyện, điều kiện đi lại còn khó khăn trong việc vận động tham gia các hoạt động cho người tái hòa nhập cộng đồng.
  Kinh phí tổ chức tuyên truyền, vận động người tái hòa nhập cộng đồng tham gia mô hình còn eo hẹp và thực tế chỉ chông trờ vào nhà tài trợ nên gặp rât nhiều khó khăn trong quá trình triển khai các hoạt động của mô hình.
Để hoạt động của mô hình đạt chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới cần tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Công an tỉnh tạo điều kiện giúp đỡ trong triển khai hoạt động phổ biến, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phạm nhân nói riêng và người chấp hành xong án phạt tù nói chung, đặc biệt là mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng nói riêng đạt chất lượng hiệu quả.
  - Đề nghị Công an huyện Than Uyên phối kết hợp cùng Hội Luật gia tỉnh tham gia các hoạt động của Mô hình; chỉ đạo Công an các xã, thị trấn vận động người chấp hành xong án phạt tù tham gia mô hình; chọn địa điểm sinh hoạt, giúp đỡ thực hiện kế hoạch của các hội viên.
- UBND cấp xã nơi tổ chức sinh hoạt tạo điều kiện bố trí hội trường để buổi sinh hoạt định kỳ được thuận lợi.
- Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý tiếp tục vận động, tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, vai trò, nội dung hoạt động của mô hình để thu hút người đang tái hòa nhập cộng đồng đăng ký tham gia mô hình và công nhận hội viên mô hình.
 - Cử đội ngũ tư vấn viên, cộng tác viên tâm huyết, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác tham gia các hoạt động của Mô hình.
- Phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm – Sở Lao động Thương binh - xã hội tỉnh Lai Châu; Trung tâm dậy nghề tư thục Phú Minh – Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Lào Cai, chi nhánh tại Lai Châu hỗ trợ trong giới thiệu tìm kiếm việc làm và đào tạo nghề.
- Phối hợp với Ngân hàng chính sách huyện Than Uyên phổ biến đến người tái hòa nhập cộng đồng vay vốn theo quy định tại Quyết định số 22/2023/QĐ –TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính Phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Hướng dẫn các thủ tục vay vốn ưu đãi ở ngân hàng chính sách xã hội
 Giúp đỡ các thành viên xây dựng kế hoạch cá nhân trên cơ sở nhu cầu, khả năng, năng lực của cá nhân để có cơ sở định hướng, giúp đỡ hội viên thực hiện kế hoạch.
Thực hiện các nội dung khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; đề nghị của hội viên Mô hình hoặc tuỳ theo tình hình thực tế ở địa phương để xây dựng các hoạt động cho phù hợp./.
 

Tác giả: Luật gia. THL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

14-CT/TW

Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 01/7/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới

Thời gian đăng: 15/07/2022

lượt xem: 2164 | lượt tải:369

20/KH-HLG

Kế hoạch phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2022

Thời gian đăng: 07/03/2022

lượt xem: 1744 | lượt tải:445

543/UBND-TH

Về việc tham gia dự án "Tư vấn pháp luật cho phạm nhân và người mới chấp hành xong án phạt tù"

Thời gian đăng: 07/03/2022

lượt xem: 1811 | lượt tải:394

16/KH-HLG

Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022

Thời gian đăng: 07/03/2022

lượt xem: 2229 | lượt tải:579

154/QĐ-HLG

Quyết định thành lập Chi hội Luật gia Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lai Châu

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 2840 | lượt tải:763
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Bầu cử QH, HĐND 2021
Tỉnh ủy Lai Châu
laichau.gov.vn
hoiluatgiavn.org.vn
Văn bản quy phạm tỉnh
dichvucong.laichau.gov.vn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 31
  • Hôm nay: 12,256
  • Tổng lượt truy cập: 13,056,819
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down