GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT HIỆN NAY
Luật gia. THL
2023-12-18T10:54:00+07:00
2023-12-18T10:54:00+07:00
http://hoiluatgia.laichau.gov.vn/index.php/Tin-tu-Hoi-luat-gia-Lai-Chau/giai-phap-nang-cao-chat-luong-hoat-dong-cua-doi-ngu-bao-cao-vien-phap-luat-hien-nay-443.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Hội Luật gia tỉnh Lai Châu
http://hoiluatgia.laichau.gov.vn/uploads/logohlg.png
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, bảo đảm đây là lực lượng nòng cốt của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống. Thời gian vừa qua, các cấp chính quyền và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trên toàn quốc đã chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu, am hiểu pháp luật, kỹ năng nghiệp giỏi, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, tính đến hết tháng 12/2021, cả nước có 1.624 báo cáo viên pháp luật trung ương, 7.460 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; 17.548 báo cáo viên pháp luật cấp huyện. Một số ngành xây dựng lực lượng báo cáo viên pháp luật của ngành (Lực lượng quân đội nhân dân, Công an nhân dân). Thời gian vừa qua, đội ngũ báo cáo viên pháp luật đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, phù hợp với nhóm đối tượng, vùng miền với nội dung thiết thực, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ động đổi mới nội dung pháp luật được tuyên truyền theo hướng thiết thực, phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng, địa bàn, khu vực.
Trong thời gian qua, các địa phương đều định kỳ tổ chức bồi dưỡng cho BCVPL, đã đóng góp tích cực trong công tác PBGDPL, trong đó tập trung vào nhiệm vụ phổ biến pháp luật trực tiếp thông qua các hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL. Chính vì thế hoạt động phổ biến pháp luật trực tiếp do các BCVPL thực hiện là bộ phận không thể thiếu trong tổng thể các hình thức PBGDPL góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, ổn định chính trị xã hội.
Bên cạnh những kết quả đạt dduwwocj BCVPL vẫn còn tồn tại một số tồn tại, hạn chế như: Chất lượng BCVPL chưa đồng đều, một số trường hợp còn chưa thực hiện tốt nhiệm vụ, thậm chí có BCVPLluật một năm không thực hiện việc PBGDPL; hiệu quả sử dụng đội ngũ BCVPLnhiều nơi chưa thật hiệu quả. Nhiều BCVPLkhông tham gia báo cáo pháp luật dù được cơ quan, đơn vị mời tham gia.
Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế: BCVPLlà cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động PBGDPL nên việc bố trí thời gian, công sức cho công tác này còn hạn chế; Chế độ, chính sách cho đội ngũ BCVPL còn thấp nên chưa huy động được những người có trình độ, kinh nghiệm tham gia công tác này.
Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới, ngoài việc thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác này, đẩy mạnh giáo dục pháp luật trong nhà trường, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị…, thì việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật cần được quan tâm, chú trọng; xác định xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật chuyên nghiệp là một trong những giải pháp có ý nghĩa “then chốt” của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của BCVPL, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
- Tiếp tục quán triệt đầy đủ, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, toàn xã hội về vị trí, vai trò của BCVPL trong công tác PBGDPL, đưa pháp luật vào cuộc sống; triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định của Luật PBGDPL và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành về BCVPL.
- Nghiên cứu, tiếp tục tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách về BCVPL nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Rà soát, sửa đổi, bổ sung Chương trình khung về bồi dưỡng nghiệp vụ cho BCVPL, TTVPL bảo đảm phù hợp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
- Chú trọng công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo hướng chú trọng bồi dưỡng kỹ năng PBGDPL; trao đổi, giải đáp khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Tăng cường ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị, phương tiện hiện đại trong công tác tập huấn của BCVPL.
- Rà soát đội ngũ BCVPL, TTVPL theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, chuyên biệt, nhất là BCVPLcó kỹ năng PBGDPL cho đối tượng đặc thù, biết tiếng dân tộc thiểu số. Chỉ công nhận, duy trì hoạt động đối với BCVPL thực sự có năng lực và hoạt động thực chất, tiến tới huy động chuyên gia pháp luật là lực lượng nòng cốt của BCVPL.
- Xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để thu hút đội ngũ BCVPLtham gia PBGDPL