Chủ nhật, 05/01/2025, 05:21

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công tác phổ biến, tư vấn pháp luật cho phạm nhân và người tái hòa nhập cộng đồng

Thứ hai - 23/12/2024 17:36 21 0
Phổ biến, tư vấn pháp luật cho phạm nhân và người đã chấp hành xong án phạt tù, nhằm nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và tự giác chấp hành tốt nội quy, quy chế của địa phương nơi cư trú. Bảo đảm cho phạm người chấp hành xong án phạt tù được tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu trợ giúp pháp lý.
Trong giai đoạn 1 (2021 – 2024) Hội Luật gia tỉnh đã triển khai thực hieenh đảm bảo theo đúng kế hoạch đề ra. Tuy nhiên để thực hiện chất lượng hiệu quả giai đoạn tiếp theo, tôi xin mạnh rạn đề xuất các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục duy trì được sự ủng hộ của các cơ quan nhà nước tại trung ương cũng như các cơ quan ở địa phương trong quá trình triển khai các hoạt động của Dự án. Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo các hoạt động của Dự án có thể triển khai được tại các địa phương. Hội Luật gia Việt Nam và các Hội Luật gia tỉnh cần tiếp tục duy trì thực hiện các Chương trình phối hợp công tác với Bộ Công an và cơ quan Công an các cấp để có cơ sở thực hiện các hoạt động phổ biến, tư vấn pháp luật tại trại giam và ngoài cộng đồng. Cân nhắc mở rộng phạm vi hợp tác giữa Hội Luật gia các địa phương với các trại giam/trại tạm giam, không chỉ phổ biến, tư vấn pháp luật tại các lớp dành cho người sắp chấp hành xong án phạt tù mà còn cả các lớp dành cho phạm nhân mới hoặc đang chấp hành án phạt tù. Cân nhắc mở rộng thêm việc phổ biến, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý tại các nhà tạm giữ nhưng phải có phương thức phù hợp để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về tố tụng, phù hợp với nghiệp vụ quản lý phạm nhân và yêu cầu của nghiệp vụ điều tra (ví dụ tư vấn qua loa đài, tư vấn qua phiếu tư vấn…).

Thứ hai, lưu ý thêm về đặc thù tại mỗi địa phương để xác định nội dung hoạt động phù hợp. Ví dụ có địa phương phù hợp để tổ chức nhiều cuộc phổ biến, tư vấn pháp luật tại trại giam/trại tạm giam, có địa phương lại phù hợp hơn để tổ chức các cuộc tại cộng đồng. Bên cạnh đó cũng cân nhắc thêm về thiết kế số lượng đối tượng là nữ phạm nhân hoặc người tái hoà nhập là phụ nữ trên cơ sở cân nhắc thực tế tại các địa bàn thực hiện Dự án. Số lượng người tham gia các buổi phổ biến, tư vấn pháp luật cũng nên linh hoạt để phù hợp với thực tiễn địa phương.Tiếp tục duy trì hoạt động nâng cao năng lực cho các tư vấn viên, cộng tác viên của các Trung tâm tư vấn pháp luật, đặc biệt là tại các địa phương còn gặp khó khăn về vấn đề nhân sự.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới nội dung phổ biến, tư vấn pháp luật trong trại giam và ngoài cộng đồng để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của phạm nhân và người tái hoà nhập. Triển khai việc lấy ý kiến về các nội dung mà phạm nhân, người tái hoà nhập mong muốn được tư vấn trong các buổi phổ biến, tư vấn pháp luật (với sự hỗ trợ của trại giam/trại tạm giam với trường hợp phổ biến tại trại). Sửa đổi các Phiếu đánh giá sau buổi phổ biến theo hướng đơn giản hơn và phù hợp với trình độ dân trí của địa phương. Tiếp tục nhân rộng mô hình hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng của huyện Than Uyên đến tất cả các huyện, thành phố của tỉnh Lai Châu. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đổi mới hình thức phổ biến, tư vấn pháp luật phù hợp với trình độ của các đối tượng thụ hưởng, đặc biệt ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp…, bao gồm cả việc xây dựng tờ rơi, poste bằng chính hình ảnh thực tế tại các buổi tuyên truyền, các tấm gương tiêu biểu làm kinh tế giỏi, các video clip, phóng sự như của tỉnh Lai Châu. Cập nhật nội dung theo các quy định pháp luật mới và đổi mới hình thức của Sổ tay “Những điều cần biết khi chấp hành xong án phạt tù” theo hướng trực quan hơn, dễ hiểu hơn.

Thứ tư, cân nhắc về một số nội dung hoạt động mới có thể triển khai trong các giai đoạn tiếp theo của Dự án, ví dụ như mô hình tư vấn 1-1 (tư vấn trực tiếp) tương tự mô hình bác sỹ gia đình để đáp ứng tốt hơn như cầu của người tái hoà nhập, có thêm các hoạt động và chỉ số đo lường liên quan tới sinh kế (hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm) cho người tái hoà nhập. Kéo dài thời hạn đo lường chỉ số liên quan tới xoá án tích để phù hợp với quy định về xoá án tích (tối thiểu là 02 năm), và có hoạt động thống kê các trường hợp được xoá án tích trước thời hạn. Khuyến khích người tái hoà nhập cộng đồng xây dựng kế hoạch cá nhân với sự hỗ trợ của Hội Luật gia tỉnh, Trung tâm tư vấn pháp luật, phối hợp với mạng lưới người tái hoà nhập tại địa phương. Xác định các trường hợp thành công điển hình trong tái hoà nhập tại cộng đồng để làm thực tiễn tốt nhân rộng tại các địa bàn thực hiện Dự án. Cân nhắc xây dựng một số Sổ tay khác như Sổ tay hướng dẫn hướng nghiệp, kết hợp với các cơ quan, tổ chức khác trong quá trình xây dựng các Sổ tay nếu phù hợp.

Thứ năm, nên tăng cường hỗ trợ kinh phí cho các địa bàn thực hiện Dự án để đảm bảo có đủ kinh phí thực hiện các hoạt động. Cụ thể, với các hoạt động phổ biến, tư vấn pháp luật ngoài cộng đồng, ngoài phần kinh phí hỗ trợ đi lại và ngày công cho người tham dự (là người tái hoà nhập hoặc người thân của họ) nên bố trí cả kinh phí hỗ trợ đi lại và ngày cho các chuyên gia được mời từ các cơ quan khác như: Trung tâm dịch vụ việc làm - Sở LĐTBXH, Ngân hàng chính sách xã hội, cơ quan Công an các cấp… Tương tự, cũng nên có kinh phí hỗ trợ chuyên gia trong các cuộc phổ biến, tư vấn pháp luật tại trại giam/trại tạm giam. Bên cạnh đó cũng nên có phần kinh phí cho việc biên soạn bài giảng cho các cuộc phổ biến, tư vấn pháp luật (tại trại giam/trại tạm giam và đặc biệt là phổ biến, tư vấn tại cộng đồng vì đối tượng này khi trở về tái hòa nhập còn phải  làm việc kiếm sống nên việc mời tham gia các hoạt động gặp rất nhiều khó khăn). Đặc biệt, nên cân đối lại tỷ lệ đối ứng và phương thức đối ứng để đảm bảo phù hợp với thực tế các địa phương. Nên giảm bớt tỷ lệ đối ứng của Hội Luật gia Việt Nam và Hội Luật gia các địa phương, cho phép đối ứng bằng các phương thức khác ngoài tiền mặt (ví dụ như chi phí thuê trụ sở, chi phí nhân sự…)./.

Tác giả: Luật gia. LPL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

1806/QĐ-UBND

Về việc giao nhiệm vụ cho Hội luật gia tỉnh năm 2025

Thời gian đăng: 26/12/2024

lượt xem: 28 | lượt tải:39

66/2024/QĐ-UBND

Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Thời gian đăng: 02/12/2024

lượt xem: 80 | lượt tải:33

149/2024/NĐ-CP

Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Thời gian đăng: 30/11/2024

lượt xem: 72 | lượt tải:38

148/024/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 16/9/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường

Thời gian đăng: 22/11/2024

lượt xem: 173 | lượt tải:44

40/CT-TTg

Về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thời gian đăng: 25/11/2024

lượt xem: 111 | lượt tải:42
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Tỉnh ủy Lai Châu
laichau.gov.vn
hoiluatgiavn.org.vn
Bộ Pháp điển
dichvucong.laichau.gov.vn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 41
  • Hôm nay: 1,767
  • Tổng lượt truy cập: 14,001,453
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down