Căn cứ Công văn số 543/UBND-TH ngày 28/02/2022 của UBND tỉnh Lai Châu về việc tham gia dự án “Tư vấn pháp luật cho phạm nhân và người mơi chấp hành xong án phạt tù”.
Mục đích triển khai dự án:
- Thực hiện có hiệu quả việc tư pháp luật cho người mới chấp hành xong án phạt tù, nhằm nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và tự giác chấp hành tốt nội quy, quy chế của địa phương nơi cư trú. Bảo đảm cho phạm người chấp hành xong án phạt tù được tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu trợ giúp pháp lý;
- Tăng cường công tác phối hợp để thực hiện tốt hoạt tư vấn pháp luật cho người mới chấp hành xong án phạt tù.
- Xây dựng mô hình tái hòa nhập cộng đồng với thành viên ban đầu là những người đã chấp hành xong án phạt tù để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau tái hòa nhập cộng đồng.
- Nội dung tư pháp luật cho người mới chấp hành xong án phạt tù phải chính xác, dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của người mới chấp hành xong án phạt tù và đúng quy định của pháp luật.
Kết quả triển khai Dự án “Tư vấn pháp luật cho phạm nhân và người mới chấp hành xong án phạt tù” như sau:
- Phổ biến, tư vấn pháp luật tại trại tạm giam Công an tỉnh được 12 cuộc cho 398 phạm nhân; Phổ biến lưu động cho người THNCĐ được 20 cuộc cho 675 người; Thành lập mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng gồm 48 người thành viên tự nguyện làm đơn xin tham gia mô hình.
- Nội dung: Phổ biến, giải thích các quy định của pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng như: Các hoạt động hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự năm 2019; Các chính sách hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trong các lĩnh vực học tập, đào tạo nghề, tạo việc làm, sản xuất kinh doanh, bảo trợ xã hội …Các quy định về xóa án tích, thủ tục xác nhận lý lịch tư pháp khi cần thiết; Quy định về thủ tục đăng ký tạm trú, đăng ký thường trú, làm căn cước công dân; Thủ tục vay vốn ưu đãi ở ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam; Các quy định pháp luật khác (dân sự, hình sự...) theo nhu cầu của người mới chấp hành xong án phạt tù; Nói chuyện về kỹ năng sống; Tư vấn, giải đáp pháp luật theo yêu cầu.
Dự án hoàn toàn phù hợp với tôn chỉ, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu chung cũng như mục tiêu nhiệm kỳ 5 năm của Hội Luật gia Việt Nam; đồng thời cũng hoàn toàn phù hợp với sứ mệnh, chiến lược của BFTW, cũng như lĩnh vực hoạt động mà BFTW được cấp phép tại Việt Nam. Đặc biệt, mục tiêu Dự án rất phù hợp với nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng là phạm nhân và người đã chấp hành xong án phạt tù.
Về cơ bản các chỉ số mục tiêu của Dự án đều đã đạt được, đặc biệt có thể nhận thấy qua các tỷ lệ hơn 70% phạm nhân và hơn 75% người đã chấp hành xong án phạt tù tham gia buổi phổ biến, tư vấn pháp luật đã trả lời đúng các câu hỏi về kiến thức được cung cấp, cũng như sự ra đời của mạng lưới những người đã chấp hành xong án phạt tù ở Lai Châu. Một số yếu tố góp phần làm nên sự thành công của Dự án phải kể tới là sự hỗ trợ đáng kể của các cơ quan cấp trung ương và địa phương tại các địa bàn thực hiện Dự án, đặc biệt là Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và cơ quan Công an.
Các hoạt động của Dự án phù hợp với chủ trương, chính sách của Việt Nam, được cụ thể hoá bằng các quy định tại Luật Thi hành án hình sự 2019 và các văn bản hướng dẫn, và có đóng góp nhất định đối với việc hiện thực hoá các chủ trương, chính sách và quy định này. Dự án cũng có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu nhiệm kỳ 5 năm của Hội Luật gia Việt Nam. Một số tác động tích cực khác của Dự án có thể kể tới như: Dự án đã giúp thay đổi nhận thức của cộng đồng về những người đã chấp hành xong án phạt tù theo hướng tích cực hơn, giúp xây dựng niềm tin từ gia đình phạm nhân, người chấp hành xong án phạt tù./.