Công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giải quyết khiếu nại và hòa giải ở cơ sở được xác định là những hoạt động cơ bản, thường xuyên, đúng với chức năng, nhiệm vụ của Hội Luật gia các cấp và phù hợp với chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước, hiệu quả, thiết thực, chất lượng, góp phần tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại và hòa giải cơ sở, thông qua các hoạt động sáng tạo, trách nhiệm, hướng về cơ sở, quan tâm đẩy mạnh, tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực và có hiệu quả, cung cấp cho người dân và các tổ chức có trách nhiệm những ý kiến, dịch vụ pháp luật kịp thời và có chất lượng, giúp cho nhiều người dân, nhất là quan tâm các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, người thuộc đối tượng chính sách và người yếu thế trong xã hội tiếp cận với pháp luật, nâng cao hiểu biết về pháp luật, chủ động tham gia vào các quan hệ pháp luật và có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; giúp chính quyền tháo gỡ một số khó khăn trong công tác quản lý ở cơ sở, góp phần giảm bớt khiếu kiện, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giải quyết khiếu nại và hòa giải ở cơ sở được xác định là những hoạt động cơ bản, thường xuyên, đúng với chức năng, nhiệm vụ của Hội Luật gia các cấp và phù hợp với chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước, hiệu quả, thiết thực, chất lượng, góp phần tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại và hòa giải cơ sở, thông qua các hoạt động sáng tạo, trách nhiệm, hướng về cơ sở, quan tâm đẩy mạnh, tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực và có hiệu quả, cung cấp cho người dân và các tổ chức có trách nhiệm những ý kiến, dịch vụ pháp luật kịp thời và có chất lượng, giúp cho nhiều người dân, nhất là quan tâm các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, người thuộc đối tượng chính sách và người yếu thế trong xã hội tiếp cận với pháp luật, nâng cao hiểu biết về pháp luật, chủ động tham gia vào các quan hệ pháp luật và có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; giúp chính quyền tháo gỡ một số khó khăn trong công tác quản lý ở cơ sở, góp phần giảm bớt khiếu kiện, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Đẩy mạnh công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, đặc biệt là trợ giúp pháp lý miễn phí cho đối tượng là người nghèo, dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách và những nhóm người yếu thế trong xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau như: tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại. Các chi hội đã chú trọng gắn công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý với công tác hoà giải, góp phần thiết thực vào việc giải quyết thành công nhiều vụ việc tranh chấp ở cơ sở qua các buổi hội nghị, họp bản, các cuộc họp, các đợt sinh hoạt bản, tổ dân phố, thông qua tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tại các thôn, bản, tổ dân phố tổng số 120 buổi với 8.490 lượt người tham dự.
Là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Mường Tè, thực hiện chủ trương tăng cường công tác hoà giải ở cơ sở, các hội ở các xã, thị trấn đã giới thiệu hội viên có năng lực, có tín nhiệm tham gia các tổ hoà giải. Các hội viên đã tích cực tham gia các tổ hoà giải ở bản. Nhiều chi hội đã chú trọng gắn công tác trợ giúp pháp lý với công tác hoà giải, tham gia hòa giải các việc tranh chấp nhỏ về dân sự, đất đai, nhà cửa, hôn nhân gia đình; đấu tranh ngăn chặn kịp thời những hành vi liên quan đến nghiện hút, trộm cắp... góp phần thiết thực vào việc giải quyết thành công nhiều vụ việc tranh chấp ở cơ sở. Trong thời gian vừa qua, các hội đã tham gia hòa giải 59 vụ việc, trong đó (hòa giải thành 53/59 vụ việc).