Ngày 20/11/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1928/QĐ-TTg về Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường”. Ngày 16/11/2010, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP về hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (GDPL) trong nhà trường nhằm mục đích “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhà giáo và người học” và nhiều văn bản pháp luật khác khi triển khai Luật PBGDPL năm 2012.
Vai trò tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội.
Hiện nay, mạng xã hội đang dần chiếm vị trí quan trọng, tác động (cả mặt tích cực và tiêu cực) không nhỏ đến cuộc sống mỗi người, nhất là các học sinh đang trong độ tuổi phát triển, trưởng thành nên nhu cầu học hỏi đang rất cao.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, xuất hiện ngày càng nhiều các nền tảng Mạng xã hội đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động và đời sống sinh hoạt của con người, nhất là học sinh. Bên cạnh nhiều tiện ích, mạng xã hội cũng gây ra không ít hệ lụy, bởi sự ảnh hưởng của nó không chỉ dừng lại ở cường độ tiếp xúc, mà nguy hiểm hơn là những nội dung thông tin, hình ảnh không lành mạnh đã tác động xấu đến giới trẻ. Việc cấm trẻ dùng mạng xã hội là điều không thể và cũng không đúng, nhất là khi chúng ta đang sống trong một xã hội số ngày càng phát triển như hiện nay.
Tuy nhiên, điều mà chúng ta cần lưu ý ở đây chính là mặt trái của nó: mỗi ngày, một người tốn hàng tiếng đồng hồ, thậm chí nhiều hơn cho mạng xã hội là sống ảo dần dần hủy hoại về thể chất, tinh thần con người trong đời sống thực.
Vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh giữ vai trò vô cùng quan trọng nhằm tạo ra những công dân tương lai biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật để xây dựng “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân ở nước ta. Học sinh là những công dân tương lai cần phải nắm vững pháp luật và thực hiện đúng pháp luật trong mọi hoạt động nhằm giữ vững kỷ cương, trật tự xã hội của nhà nước pháp quyền, vì vậy, GDPL cho học sinh vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ, nội dung giáo dục cần thiết của nhà trường hiện nay.
Tuyên truyên, GDPL cho học sinh sẽ giúp các em có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc chấp hành pháp luật, nhận diện được quy tắc hành vi ứng xử chấp hành pháp luật khi tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ xã hội vào các ứng dụng trên “thế giới ảo”. Có thái độ tích cực đối với việc học tập, rèn luyện để thực hiện đúng chuẩn mực pháp luật trong học tập, lao động, tham gia mạng xã hội và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày;
Để thực hiện được các mục tiêu trên, giáo dục pháp luật cho học sinh phải trở thành mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục cơ bản trong trường học, đồng thời phải có cơ chế quản lý các hoạt đó một cách hiệu quả.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề tuyên truyền, GDPL cho người dân và học sinh luôn khẳng định coi việc triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền GDPL, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia cuộc vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên, xây dựng nếp sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong toàn xã hội.
Công tác GDPL cho học sinh là một biện pháp tác động quan trọng nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của người trẻ trong xã hội ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để giúp cho học sinh tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội một cách lành mạnh, tích cực, hữu ích thì điều quan trọng trước hết là các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải làm tốt công tác giáo dục, hướng dẫn cho học sinh hiểu rõ về các trang mạng xã hội, thấy được những tiện ích và hạn chế của nó để chủ động tham gia và sử dụng một cách tích cực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho sinh hoạt, học tập của học sinh./.