Kế thừa và phát triển các quan điểm nêu trên, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: Công tác cán bộ phải thực sự là “then chốt của then chốt”[1]. Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết[2].
Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã khẳng định: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có lý tưởng cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cán bộ dù ở vị trí nào cũng phải luôn ý thức đầy đủ về trách nhiệm, “đúng vai, thuộc bài”, thật sự chuyên nghiệp, làm tốt nhiệm vụ được giao, phải gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm”.
Tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Đảng tiếp tục khẳng định mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn mới là: “Nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững”[3].
Thực hiện quan điểm của Đảng, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 xác định mục tiêu: “Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 - 2030”. “Xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài”. Nghị quyết khẳng định, một trong những nội dung trọng tâm cải cách hành chính 10 năm tới là “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước”.
Công tác cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác hội luật gia nói riêng cũng cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu tại các quy đinh nói trên. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tổ chức hội Luật Gia cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
Một là:Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW; Kết luận số 50-TB/TW ngày 17/7/2018 về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Ban Bí thư khoá XI về tổng kết 10 năm thực hiệnChỉ thị số 56-CT/TW của Bộ Chính trị khoá VIII về việc tăng cườngsự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam;Chỉ thị số 21/CT-TTG ngày 30/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp nhằm hỗ trợ, phát huy tốt vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới; Chương trình số 350/CTr-HLGVN về Chương trình hành động thực hiện Thông báo kết luận số 50-TB/TW; Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 770/QĐ-TTg ngày 05/6/2020;Nghị quyết số 376/NQ-BCHHLGVN ngày 28/12/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam về Hướng dẫn thi hành một số điều của Điều lệ Hội Luật gia Việt Namvà các văn bản của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác cán bộ và quản lý hội đến toàn thể cán bộ, hội viên nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm trong công tác cán bộ, tổ chức hội và hội viên.
Hai là:Thường xuyên rà soát, kiện toàn cán bộ thuộc các tổ chức; rà soát các đơn vị đủ điều kiện thành lập mới hoặc chia tách sáp nhập các chi hội; rà soát kết nạp mới hội viên đảm bảo đúng tiêu chuẩn góp phần năng cao chất lượng hoạt động của các chi hội và hội viên. Tiếp tục rà soát cán bộ, hội viên đề nghị cấp trên đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn làm tư vấn viên pháp luật, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.
Ba là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của chi hộ, hội viên trong đó tập trung vào việc quán triệt, học tập Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam, nghị quyết của hội cấp trên và cùng cấp; việc tổ chức và hoạt động của chi hội; nhiệm vụ của hội viên; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên theo quy định của pháp luật.
Bốn là: Đẩy mạnh các phong trào thi đua tại các cấp hội và từng hội viên, gắn phong trào thi đua với việc đánh giá, bình chọn, tôn vinh khen thưởng và đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân đảm bảo kịp thời, khách quan, dân chủ, đúng người, đúng việc và đúng quy định về thi đua khen thưởng.