1. Để công tác giám sát xã hội, phản biện xã hội và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật ngày càng hiệu quả hơn, trước hết cần phải tuân thủ và thực hiện triệt để sự lãnh đạo của Đảng; sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức; công khai, minh bạch; không làm ảnh hưởng đến đối tượng giám sát, phản biện.
2. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, trước hết từ trong Đảng đến xã hội về tầm quan trọng, vai trò của phản biện xã hội. Gắn nhiệm vụ giám sát, phản biện với việc lắng nghe ý kiến của Nhân dân, góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền.
3. Có các hình thức lấy ý kiến, điều tra xã hội học phù hợp, tổ chức tham vấn ý kiến Nhân dân, các chuyên gia, luật gia về những vấn đề lớn liên quan đến lợi ích trực tiếp của người dân trước khi cấp có thẩm quyền quyết định, làm tăng thêm sự đồng thuận trong xã hội. Vừa thực hiện đồng bộ triệt để, vừa vận dụng linh hoạt, sáng tạo các giải pháp hình thức giám sát và phản biện xã hội, trong đó chú trọng việc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên với cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Cần làm tốt khâu chuẩn bị và tổ chức thực hiện phản biện xã hội; mời các chuyên gia, các luật gia, thành viên hội đồng tư vấn, người có kinh nghiệm tham gia phản biện xã hội. Các cấp hội và mỗi hội viên luật gia tham gia tích cực, có trách nhiệm trong việc góp ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương và địa phương.
5. Tích cực chủ động tham mưu cho chính quyền các cấp và các cơ quan trong việc xây dựng, soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; tham gia, phối hợp với công tác chuyên môn để rà soát, thẩm định các văn bản QPPL của các cấp các ngành đã ban hành để kịp thời tham mưu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật hiện hành.
6. Các cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm cần gửi chương trình, kế hoạch về các dự thảo đề án, dự án, dự thảo văn bản QPPL đến Ủy ban MTTQ Việt Nam và các các tổ chức thành viên, trong đó có Hội Luật gia để chủ động trong việc chuẩn bị các nguồn lực, điều kiện thực hiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện giám sát, phản biện, tham gia ý kiến .
7. Việc tiếp thu, phản hồi các ý kiến góp ý qua giám sát, phản biện và từ các tầng lớp Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cần được tổng hợp, lắng nghe và tiếp thu, phản hồi nghiêm túc.