Nhu cầu được TGPL luôn tồn tại trong xã hội và có xu thế ngày một tăng; do đó, nếu để xã hội tự đáp ứng, sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh, từ sự đa dạng, phức tạp về chủ thể, đối tượng, tính chất các vụ việc. Những đối tượng thuộc diện TGPL là những người gặp những khó khăn nhất định, mà đôi khi không phải do bản thân người đó; nếu không có sự can thiệp, hỗ trợ, họ không thể hoặc hiếm có được cơ hội như người khác trong tiếp cận công lý.
Nhà nước là chủ thể chính thức và chủ yếu của quan hệ pháp luật, trong đó có quan hệ liên quan đến nhân quyền. Quyền được TGPL là quyền cơ bản, Nhà nước là tổ chức thích hợp nhất cho việc đáp ứng cam kết, chịu trách nhiệm pháp lý và sử dụng nguồn lực, cũng như phát triển các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực TGPL. Bên cạnh đó, TGPL là hoạt động không sinh lợi trực tiếp đối với chủ thể thực hiện, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước, các chủ thể khác có thể không muốn làm hoặc không đủ khả năng làm, dẫn đến tính bền vững của hoạt động TGPL bị hạn chế.
Xác định tầm quan trọng trong công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật TGPL. Việc tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn xã đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương; nội dung tuyên truyền cơ bản phù hợp với nhu cầu của đông đảo tầng lớp nhân dân; hình thức tuyên truyền đã có nhiều đổi mới và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL. Cán bộ tư pháp xã đã phát huy tốt vai trò tham mưu giúp UBND trong chỉ đạo công tác PBGDPL, đồng thời phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị. Thông qua việc thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL đã góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn để từ đó thực hiện tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao; góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã. Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cả về số lượng, chất lượng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý vẫn còn một số tồn tại, khó khăn:
- Một số báo cáo viên, cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn chế về kỹ năng truyền đạt. Một số bản đi lại vẫn còn khó khăn, trình độ dân trí hạn chế, người dân sống rải rác ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền. Mức chi cho tuyên truyền viên ở cơ sở còn thấp. Nguồn kinh phí địa phương bố trí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác TGP còn hạn chế
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phổ biến, tư vấn và TGPL còn hạn chế vì phần mềm chưa xây dựng hoàn thiện, việc cập nhật vụ việc còn khó khăn. Nhiều trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong các vụ án, nhưng không thuộc điều kiện tại khoản 4, khoản 7 Điều 7 Luật trợ giúp pháp lý; hoặc đối tượng là Người cao tuổi không thuộc diện quy định tại khoản 7 Điều 7 Luật trợ giúp pháp lý.
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới cần tập trung các nhiệm vụ sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số;
- Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Rà soát, kiểm tra việc lắp đặt hệ thống Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý đã cấp cho các xã, bản để đảm bảo thông tin cho người dân được biết về hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Đảm bảo kinh phí cho công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; kinh phí cho công tác trợ giúp pháp lý theo quy định; quan tâm xem xét nâng định mức chi cho tuyên truyền viên ở cơ sở;
- Bổ sung đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý là người cao tuổi, là bị hại từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong các vụ án hình sự vào Điều 7, Luật trợ giúp pháp lý; đồng thời có ý kiến đề nghị Chính phủ tiếp tục ban hành các chương trình “Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý” trong thời gian tiếp theo.